Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đại biểu Quốc hội đề xuất làm rõ hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Kinhtedothi - Tham gia ý kiến về sửa đổi Luật Chứng khoán, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đề xuất, cần rà soát, làm rõ, chi tiết các khái niệm, định nghĩa liên quan đến việc xác định hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Sáng 7/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia (1 luật sửa 7 luật).

Rà soát v chính sách trái phiếu doanh nghip riêng l

Tham gia ý kiến về Luật Chứng khoán (Điều 1 dự thảo Luật), Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai cho biết, về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán (khoản 4 Điều 1 dự thảo Luật, sửa đổi, bổ sung Điều 12 của Luật hiện hành), đại biểu đồng ý về việc bổ sung thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong việc thu thập, tập hợp thông tin, phát hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán; quyền, trách nhiệm, quy trình phối hợp với cơ quan điều tra liên quan đến các tội phạm về thị trường chứng khoán, trong đó có hành vi thao túng thị trường chứng khoán là cần thiết.

Tham gia ý kiến về sửa đổi Luật Chứng khoán, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đề xuất, cần rà soát, làm rõ, chi tiết các khái niệm, định nghĩa liên quan đến việc xác định hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Ảnh: Như Ý

Cùng đó, Chính phủ rà soát để đảm bảo quy định tại Dự thảo Luật phù hợp, đồng nhất với các quy định pháp luật liên quan trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán. Đồng thời, cần rà soát, làm rõ, chi tiết các khái niệm, định nghĩa liên quan đến việc xác định hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Ngoài ra, việc sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán đang diễn ra phổ biến, cần nghiên cứu quy định tại Dự thảo Luật để đảm bảo các quy định có khả năng bao quát các hành vi được thực hiện bởi nhiều công cụ.

Về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng (khoản 5 Điều 1 Dự thảo Luật, sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Luật hiện hành), Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai cho hay, việc bổ sung điểm g khoản 3 Điều 15 của Luật hiện hành theo hướng một trong các điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng là “Đáp ứng quy định của Chính phủ về đại diện người sở hữu trái phiếu, hệ số nợ, giá trị phát hành trên vốn chủ sở hữu và xếp hạng tín nhiệm” là cần thiết. Tuy nhiên, việc “xếp hạng tín nhiệm” cần quy định rõ ràng, đề nghị Chính phủ có quy chế thực hiện rõ ràng để đảm bảo tính hiệu quả của việc xếp hạng tín nhiệm.

Về chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (khoản 8 Điều 1 Dự thảo Luật, sửa đổi, bổ sung Điều 31 của Luật hiện hành), đối với nội dung đề xuất tăng thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu chào bán riêng lẻ, trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền chào bán riêng lẻ bị hạn chế tối thiểu từ 1 năm lên 3 năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai cho rằng chưa phù hợp, do trái phiếu chào bán riêng lẻ, đặc biệt là các loại trái phiếu do các doanh nghiệp chưa niêm yết phát hành là một loại sản phẩm có mức độ rủi ro cao.

Mặc dù pháp luật của một số quốc gia trên thế giới không cấm nhà đầu tư chuyên nghiệp là cá nhân tham gia thị trường này nhưng trên thực tế hoạt động giao dịch, mua bán, đầu tư trái phiếu riêng lẻ thường chỉ được thực hiện giữa các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư và các ngân hàng đầu tư. Đề nghị rà soát, nghiên cứu thêm về chính sách trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, đồng thời với việc hoàn thiện thống nhất các quy định liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp của công ty đại chúng và công ty không phải là đại chúng để thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển lành mạnh, doanh nghiệp mở rộng cơ hội tiếp cận, huy động các nguồn vốn khác trong phát triển kinh tế.

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Như Ý

Từ các nội dung trên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 2 (chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng) như sau: “bổ sung ngoại trừ chào bán cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ sở hữu thì không phải đạt tỷ lệ tối thiểu 70% số cổ phiếu được chào bán trong trường hợp chào bán ra công chúng nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án của tổ chức phát hành”.

Cùng đó, sửa đổi, bổ sung khoản 3 (chào bán trái phiếu ra công chúng): “bổ sung điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng phải có tài sản đảm bảo hoặc được bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật, ngoại trừ trường hợp tổ chức tín dụng chào bán trái phiếu là nợ thứ cấp thỏa mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 và có đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định của Chính phủ”.

Về đình chỉ, hủy bỏ đợt chào bán chứng khoán riêng lẻ (khoản 9 Điều 1 Dự thảo Luật, bổ sung Điều 31a sau Điều 31 của Luật hiện hành), theo Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai, việc bổ sung quy định về đình chỉ, hủy bỏ chào bán chứng khoán riêng lẻ là cần thiết; tuy nhiên cần rà soát xây dựng và bổ sung quy trình, trình tự, trách nhiệm của tổ chức phát hành mà bị đình chỉ, chế tài và trách nhiệm đối với nhà đầu tư. Đồng thời, quy định điều kiện khắc phục để không bị đình chỉ hoặc chấm dứt việc đình chỉ.

Đại biểu Quốc hội Phạm Đức Ấn (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cảnh báo quy mô thị trường cho vay cầm cố hiện khá lớn. Ảnh: Quochoi.vn

Cần thêm công cụ quản trị rủi ro

Thảo luận tại hội trường về lĩnh vực chứng khoán, đại biểu Quốc hội Phạm Đức Ấn (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cảnh báo quy mô thị trường cho vay cầm cố hiện khá lớn (thống kê mới nhất của FiinTrade từ báo cáo tài chính quý III/2024 của 68 công ty chứng khoán - đại diện 99% quy mô vốn chủ sở hữu của toàn ngành) cho thấy dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ đạt hơn 228.000 tỷ đồng tại thời điểm ngày 30/9/2024) và cần thêm công cụ quản trị rủi ro.

Theo đại biểu Phạm Đức Ấn, các ngân hàng thương mại đã có Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) để đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng vay, trong khi công ty chứng khoán chưa có mô hình tương tự. Điều này dẫn tới một khách hàng có thể vay tại nhiều công ty chứng khoán, trong trường hợp khách hàng này bị một công ty chứng khoán bán giải chấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nợ tại các công ty chứng khoán còn lại. Vì vậy, rất cần một công ty thông tin tín dụng trong lĩnh vực chứng khoán (tương tự CIC) để giúp các công ty chứng khoán quản trị rủi ro tốt hơn...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ