Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đại biểu Quốc hội và HĐND TP Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kinhtedothi - Trong niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 26/7, đại biểu Quốc hội đoàn TP Hà Nội các khóa XII, XIII, XIV, XV đã đến thắp hương, kính viếng đồng chí Tổng Bí thư và chia buồn cùng gia quyến tại Nhà tang lễ Quốc gia.

Cùng tham gia đoàn có các đại biểu HĐND TP Hà Nội khóa XVI; cán bộ, công chức cơ quan Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP.

Bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND TP Hà Nội đã cúi đầu mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư.

Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội qua các thời kỳ xúc động trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là đại biểu Quốc hội sinh hoạt tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội nhiều khóa. Trong quá trình sinh hoạt tại Đoàn, đồng chí luôn lắng nghe, để tâm đến các hoạt động của Đoàn Hà Nội.

Trong buổi tiếp xúc cử các quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng ngày 1/7/2023, Tổng Bí thư đã nhấn mạnh: Đoàn đại biểu Quốc hội TP phải cố gắng làm sao xứng đáng là “Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội”. Phải có văn hóa, trình độ, đóng góp thiết thực, tích cực thực hiện chức năng, nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. Cái gì phải thì nhất quyết bảo vệ, cái gì không đúng phải phản đối, phải phê bình, nếu cần phải đấu tranh không nhân nhượng. Mỗi cử tri và người dân Thủ đô cũng phải cố gắng theo tinh thần đó, phải xứng đáng là công dân của Thủ đô văn hiến và anh hùng, hào hoa, thanh lịch, đóng góp nhiều cho Trung ương, trước hết là phát triển Thủ đô.

Tham gia đoàn viếng với tình cảm chân thành, tiếc thương vô hạn, PGS.TS Đinh Xuân Thảo - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII chia sẻ: "Tôi là đại biểu Quốc hội khóa XII, khi ấy đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là Chủ tịch Quốc hội. Trong quá trình hoạt động, đồng chí Tổng Bí thư đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc, đặc biệt là công tác nghiên cứu pháp luật, lập pháp. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là người sáng lập ra Viện Nghiên cứu lập pháp mà tôi là người được bổ nhiệm làm Viện trưởng đầu tiên. Từ ngày đầu khi đảm nhiệm cương vị lãnh đạo Viện được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng căn dặn rất kỹ càng cần làm thế nào để xây dựng Viện nghiên cứu khoa học của Quốc hội hoạt động thực sự hiệu quả và thường xuyên liên tục kiểm tra đôn đốc thực hiện nhiệm vụ".

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho biết, khi là đại biểu Quốc hội khóa XIII, cùng sinh hoạt tại Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì ấn tượng sâu sắc nhất của ông là trong hoạt động xây dựng Hiến pháp 2013 (sửa đổi Hiến pháp năm 1992), ông cùng các thành viên trong Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp được Tổng Bí thư chỉ dẫn từng lời cụ thể của Hiến pháp.

Cán bộ, công chức cơ quan Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP viếng Tổng Bí thư tại Nhà tang lễ Quốc gia

Ông ấn tượng rất sâu sắc về một nhà lãnh đạo xuất sắc, một nhà tư tưởng, nhà khoa học lớn với phong cách làm việc rất khoa học, tác phong bình dị, hòa nhã, gần gũi với nhân dân và với anh em dưới quyền rất thân thiện; có gì sai sót hay thiếu sót thì nhắc nhở nhẹ nhàng để sửa chữa, khích lệ làm việc.

Cùng cảm xúc nghẹn ngào, bà Phạm Thị Loan, đại biểu Quốc hội khóa XII xúc động chia sẻ, thời gian đó đồng chí Nguyễn Phú Trọng cũng sinh hoạt trong Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội. "Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh gần gũi, bình dị mà cao quý của đồng chí Nguyễn Phú Trọng khi cùng tham gia sinh hoạt trong Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội. Hôm nay tôi dự lễ tang tiễn đưa đồng chí về nơi an nghỉ cuối cùng trong niềm tiếc thương vô hạn, nhìn thấy mọi người về tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất đông, tôi rất xúc động, nhớ lại những ngày đồng chí lãnh đạo đã hết lòng với đất nước, với Nhân dân, tôi mong Tổng Bí thư an lòng".

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ