Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đại diện Việt Nam lần đầu dự phiên họp của Ủy ban Luật pháp quốc tế

Tại Geneva, phiên họp lần thứ 69 của Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) ngày 1/5 đã khai mạc tại Geneva, Thụy Sĩ. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên có sự tham dự của đại diện Việt Nam, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao.

Trong ngày làm việc đầu tiên, các ủy viên ILC đã bầu chọn Chủ tịch, hai Phó Chủ tịch của phiên họp và thông qua chương trình nghị sự. Phiên họp lần này tập trung vào các chủ đề như: miễn trừ các quan chức Nhà nước khỏi các trình tự tố tụng tại nước ngoài; áp dụng tạm thời các điều ước quốc tế; bảo vệ môi trường trong bối cảnh xung đột vũ trang; bảo vệ bầu khí quyển; tội ác chống nhân loại. Phiên họp sẽ kéo dài đến ngày 2/6.
 Đại sứ Nguyễn Hồng Thao. (Ảnh: TTXVN)
ILC là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc được thành lập năm 1947 với nhiệm vụ thúc đẩy pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế. ICL chuyên soạn thảo những công ước quốc tế quan trọng và nghiên cứu những vấn đề lớn của luật pháp quốc tế, cũng như luật về quan hệ giữa các quốc gia. ILC có 34 thành viên, được bầu 5 năm một lần. Thành viên ILC đa phần là các giáo sư, nhà ngoại giao, luật gia nổi tiếng, có kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy và thực hành luật pháp quốc tế. Các chuyên gia tham gia ủy ban hoạt động độc lập với quốc gia giới thiệu họ.
Đại diện Việt Nam là Đại sứ Nguyễn Hồng Thao tại Kuwait. Đại sứ Thao là đại diện đầu tiên của Việt Nam trúng cử vào cơ quan chuyên môn này của Liên hợp quốc trong đợt bầu cử các ủy viên ILC cho nhiệm kỳ 2017-2021, diễn ra vào tháng 11/2016.
Đại sứ Thao hoàn thành học vị tiến sỹ Luật tại Đại học Pantheon-Sorbone (Pháp) năm 1996. Ông là chuyên gia về công pháp quốc tế, luật môi trường, luật biển, phân định biên giới, với gần 40 năm kinh nghiệm công tác pháp lý và ngoại giao. Ông từng giữ vị trí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia, tham gia nhiều đoàn đàm phán về biên giới lãnh thổ và xuất bản nhiều đầu sách, báo về luật pháp quốc tế./.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ