Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đại hội đồng cổ đông Sacombank: Vì sao cổ phiếu STB liên tiếp giảm?

Kinhtedothi - Đó là câu hỏi đã được các cổ đông nêu ra tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) Sacombank (Mã CK: STB) ngày 22/4/2022. Tại đây, cổ đông cũng chất vấn HĐQT ngân hàng nhiều câu hỏi khó liên quan đến khoản vay của hệ sinh thái FLC, xử lý nợ xấu tại Khu công nghiệp Phong Phú.

9.000 tỷ đồng chia cổ tức chờ sự chấp thuận của NHNN

Trả lời câu hỏi vì sao cổ phiếu STB liên tiếp giảm của cổ đông, Chủ tịch HĐQT Sacombank Dương Công Minh cho biết, cổ phiếu giảm là theo xu hướng chung của thị trường chứ không riêng gì STB.

Toàn cảnh ĐHCĐ Sacombank

Cũng theo một lãnh đạo khác của Sacombank, vị thế của Sacombank phục hồi trên thị trường, được nhà đầu tư đánh giá cao khi giá cổ phiếu STB tăng gấp 3,3 lần năm 2016, từ chưa đến 10.000 đồng lên trên 31 ngàn đồng/cổ phiếu.

Năm 2021, trong bối cảnh hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, Sacombank đã hoàn thành các mục tiêu trọng yếu. Kết thúc năm, tổng tài sản của Sacombank đạt hơn 521 ngàn tỷ đồng, tăng 6%; huy động vốn tăng 4% đạt hơn 464 ngàn tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh về mức 1,47%; số dự phòng tăng gần 24% đạt hơn 16.130 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 4.400 tỷ, tăng 31,8%.

Các chỉ số sinh lời tiếp tục được cải thiện với ROA bình quân đạt 0,67% và ROE đạt 10,79%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) tăng 30,6% đạt 1.630 đồng. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu đạt hơn 34,6 ngàn tỷ đồng. Các tỷ lệ đảm bảo an toàn tuân thủ theo đúng theo quy định của NHNN.

Đặc biệt, năm 2021 Sacombank ghi dấu ấn tượng trong công tác xử lý và thu hồi nợ xấu. Cụ thể, ngân hàng đã thu hồi, xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng được 14.087 tỷ đồng, trong đó thu hồi 11.759 tỷ đồng các khoản thuộc đề án, vượt mục tiêu cổ đông giao (10 ngàn tỷ); nâng mức thu hồi luỹ kế từ khi thực hiện đề án lên 58.306 tỷ đồng, đạt 67,9% kế hoạch tổng thể đề án đến 2025, vượt 7,9% tiến độ.

Ngân hàng cũng trích lập được 8.260 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro và xử lý tài sản tồn đọng trong năm qua, nâng tổng mức trích lập luỹ kế lên 20.287 tỷ, đạt 87,5% kế hoạch tổng thể của đề án đến năm 2025.

Cũng theo lãnh đạo Sacombank, căn cứ số liệu tờ trình phân phối lợi nhuận năm 2021 thì lợi nhuận hợp nhất giữ lại đến cuối 2021 là gần 9.000 tỷ đồng, tương ứng gần bằng 50% vốn điều lệ của Sacombank. Đây là số tiền có thể dùng để chia cổ tức cho cổ đông.

Tuy nhiên, do hiện tại Sacombank đang thực hiện đề án nên việc chia cổ tức phải chờ sự chấp thuận của NHNN. Từ năm 2019 tới nay Sacombank vẫn liên tục trình phương án sử dụng lợi nhuận để chia cổ tức cho cổ đông, nhưng vẫn phải chờ sự chấp thuận từ NHNN.

“Khoản nợ của FLC tốt nhưng sức ép dư luận nên phải thu hồi sớm"

Cũng tại ĐHCĐ, trả lời câu hỏi về việc cho vay với hệ sinh thái FLC, Chủ tịch HĐQT Dương Công Minh cho biết, trong vòng 1 tháng nữa sẽ thu hồi xong khoản vay của FLC. "Khoản nợ của FLC chỉ có 3.200 tỷ, đã thu hồi được 2.600 tỷ. Thực ra khoản nợ tốt nhưng do sức ép dư luận nên Sacombank phải thu hồi sớm" - ông Dương Công Minh nói

Theo lãnh đạo Sacombank, dư nợ cho vay bất động sản của Sacombank ở mức 22%, trong đó cho vay người dân, tiêu dùng xây, sửa nhà chiếm đến 60%. Cho vay dư nợ doanh nghiệp bất động sản chỉ 30 nghìn tỷ, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ gần 400 ngàn tỷ - là ngân hàng kiểm soát cho vay bất động sản tốt.

Thông tin từ Tổng giám đốc Nguyễn Đức Thạch Diễm, ngân hàng cho vay hệ sinh thái của FLC trên 5.000 tỷ, trong đó có cả của Bamboo Airways. Các khoản vay này tại thời điểm đó là đồng hành cùng hàng không, du lịch và đã truyền thông rộng rãi. Các khoản vay vừa đảm bảo bằng cổ phiếu, đằng sau là nhiều dự án bất động sản, vì vậy xử lý những tài sản này cũng tốt. Hiện, ngân hàng xử lý được 2.600 tỷ, đã thu nợ rồi và tới đây thu tiếp. Sacombank cho vay rất chuẩn, đúng quy định.

Năm 2022, Sacombank đặt mục tiêu tăng tổng tài sản lên trên 573 ngàn tỷ đồng, tăng 10% so với 2021; nguồn vốn huy động tăng 10%, dư nợ tín dụng tăng 12%, lợi nhuận trước thuế tăng 20% lên 5.280 tỷ đồng, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. 

Các giải pháp trọng tâm thực hiện trong năm nay gồm: Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và nợ tồn đọng còn lại; Tiếp tục phát triển các giải pháp công nghệ số trong tất cả hoạt động chính của ngân hàng; hoàn thiện các dự án quản trị rủi ro theo Basel II; khai thác hiệu quả nguồn vốn và tăng hiệu suất sử dụng tài sản; mở rộng quy mô; tăng năng suất lao động; thực hiện phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ nhân viên (ESOP) để gắn kết bền chặt hơn giữa người lao động với Sacombank.

Ngân hàng cấp tập tăng vốn nghìn tỷ đồng

Ngân hàng cấp tập tăng vốn nghìn tỷ đồng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xu hướng kinh doanh mới và bước chuyển mình cho doanh nghiệp Việt

Xu hướng kinh doanh mới và bước chuyển mình cho doanh nghiệp Việt

18/01/2025 | 10:26

Sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành bán lẻ với xu hướng đa kênh, thanh toán không tiền mặt và ứng dụng công nghệ ngày càng phổ biến. 59% nhà bán hàng rất lạc quan về tình hình kinh doanh năm 2025 và muốn mở rộng kinh doanh thay vì tiết kiệm chi phí.

Khánh thành trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất miền Bắc

Khánh thành trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất miền Bắc

09/01/2025 | 17:35

Kinhtedothi – Ngày 9/1, tại khu công nghiệp Quang Minh (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) Công ty J&T Express Việt Nam đã tổ chức lễ khánh thành trung tâm trung chuyển hàng hóa J&T Express Hà Nội. Đây là trung tâm trung chuyển lớn nhất của đơn vị này tại khu vực miền Bắc.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ