Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1/7/2024

Đảm bảo mức sống tối thiểu người lao động

Kinhtedothi - Với mức tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1/7/2024, cơ bản đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động; về phía DN có gặp khó khăn nhưng sẽ tìm cách khắc phục.

16/16 thành viên đồng thuận

Ngày 20/12, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã họp phiên thứ hai về phương án tăng lương tối thiểu năm 2024. Sau một buổi sáng chia sẻ và thảo luận, 16/16 thành viên tham dự đã thống nhất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1/7/2024. Phát biểu kết thúc phiên họp, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh – Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết, Hội đồng họp với tinh thần hết sức chia sẻ, cởi mở; nêu lên những khó khăn của nền kinh tế năm 2023 cũng như dự báo tình hình hết sức khó khăn trong năm 2024 trên thế giới còn có nhiều điều phức tạp khó lường; biến đổi khí hậu và những rào cản về thương mại còn hết sức phức tạp ở phía trước.

Hội đồng Tiền lương Quốc gia họp phiên thứ hai và chốt tăng lương tối thiểu vùng mức 6% từ ngày 1/7/2024. Ảnh: Trần Oanh

Các thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia cũng đánh giá, thời gian qua, đời sống của người lao động hết sức khó khăn do thiếu đơn hàng, biến động giá cả. Nhưng sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, đặc biệt là sự vào cuộc của cả hệ thống DN, người dân và người lao động, nền kinh tế của chúng ta tuy gặp nhiều khó khăn nhưng GDP đạt mức trên 5% - đây là mức cao so với các nước. Chúng ta có những điểm sáng về kinh tế, kiềm chế được lạm phát dưới 4%, ba đột phá về chiến lược đều hoàn thành (thể chế, phát triển hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực)...

Với tinh thần chia sẻ và sau khi thảo luận, các bên cùng thống nhất sẽ tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7/2024. Trên cơ sở mức đề xuất 6,5 – 7,3% Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - đại diện người lao động, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia – đại diện chủ sử dụng lao động đưa ra mức từ 4 – 5% và bộ phận kỹ thuật đưa ra 3 phương án là 4%, 5% và 6%.

“Hội đồng Tiền lương Quốc gia có tổng số 17 người nhưng thiếu một thành viên về phía Tổng Liên đoàn. 16/16 thành viên (100%) tham dự đều thống nhất đồng thuận phương án mức tăng lương tối thiểu tháng, lương tối thiểu theo giờ mức bình quân là 6%, thực hiện từ ngày 1/7/2024” – Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh cho hay.

Lợi ích hài hòa, rủi ro sẻ chia

Trao đổi với báo chí, sau khi kết thúc phiên họp của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia Ngọ Duy Hiểu nhận định: "Chúng tôi thấy mức tăng 6% là phù hợp, trong bối cảnh người lao động rất chia sẻ với DN đang gặp khó khăn và tình hình của năm 2024 rất khó đoán định. Bên cạnh việc đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, động viên người lao động nâng cao năng suất cùng với DN vượt khó. Đặc biệt, chúng tôi cũng muốn trong thời gian tới các DN tiếp tục mở rộng thị trường để tăng đơn hàng, có việc làm cho người lao động".

Ông Ngọ Duy Hiểu cho rằng, mức tăng lương tối thiểu 6% cơ bản đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá cả tăng cao, nhất là vào dịp giáp Tết những mặt hàng thiết yếu tăng thì người lao động tiếp tục gặp những khó khăn. Nhưng DN đang thiếu nhiều đơn hàng, người lao động cả nước cùng chia sẻ để tiếp tục vượt khó, có những kết quả tốt hơn trong năm tới.

Chủ tịch Hiệp hội Da giày và túi xách Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn cho rằng, với mức tăng 6%, các thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã trao đổi hết sức thấu đáo về nhiều vấn đề; có nghĩ tới ngắn hạn, trung hạn và khoảng 2 năm sau. “Sau hai năm chúng tôi mới ngồi lại với nhau và đi đến thống nhất cao giữa Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo Bộ LĐTB&XH, bộ phận kỹ thuật là mức tăng 6% phù hợp với tình hình chung về cả thuận lợi cũng như khó khăn của cộng đồng DN. Đối với ngành da giày, mức tăng lương tối thiểu 6% là chấp nhận được” – ông Nguyễn Đức Thuấn nhấn mạnh.

Chưa thỏa mãn với mức tăng 6%, bởi cộng đồng DN đang rất khó khăn, là quan điểm của Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Hoàng Quang Phòng. Bởi ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ gặp khó khăn về nhiều thứ và dự báo trong năm 2024 vẫn còn khó khăn. Tuy nhiên, Hội đồng Tiền lương Quốc gia hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận và Hội đồng đã thống nhất thì DN, người sử dụng lao động sẽ tuân thủ, chấp hành nghiêm những điều đã được thông qua. Đây cũng là sự cảm thông chia sẻ giữa người sử dụng lao động và người lao động trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro sẻ chia.

 

Sau khi thống nhất mức tăng lương tối thiểu vùng mức 6% từ ngày 1/7/2024, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ có văn bản trình Chính phủ để xem xét và ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

 Không thể trì hoãn tăng lương tối thiểu

Không thể trì hoãn tăng lương tối thiểu

“Chốt” tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 mức 6%

“Chốt” tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 mức 6%

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

12/01/2025 | 15:33

Kinhtedothi – Thực hiện Luật Thủ đô 2024, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường nghề thực hiện giải pháp thu hút chuyên gia giỏi chuyên môn, có năng lực quản trị; thay đổi phương thức đào tạo nghề, hợp tác sâu hơn với DN; quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động...

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

12/01/2025 | 01:09

Kinhtedothi – Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ