Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dâng hương kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Thánh khỏa Ba Sơn

Kinhtedothi - Sáng 26/2, tại đình Vũ Thạch (13 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh của Thánh khỏa Ba Sơn và khai mạc Lễ hội đình Vũ Thạch năm 2023.

Đình Vũ Thạch nằm trong cụm di tích Đình - Đền - Chùa Vũ Thạch (13 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Dự Lễ có Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Hoàn Kiếm Vũ Đăng Định, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Khánh; Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long... 

Đình Vũ Thạch nằm trong cụm di tích Đình - Đền - Chùa Vũ Thạch. Vào thời Nguyễn di tích thuộc thôn Vũ Thạch, tổng Kim Liên, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội nay thuộc phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) dâng hương kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Thánh khỏa Ba Sơn

Đình Vũ Thạch với hơn 1000 năm lịch sử, là một di tích kiến trúc nghệ thuật của Thủ đô Hà Nội, đã được Bộ văn hóa thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 1986. Đã được nhiều lần đầu tư tu bổ, tôn tạo và hoàn thành, gần đây nhất là vào tháng 2 năm 2022 khiến cho Đình càng tôn nghiêm, quy mô, bề thế hơn trước, nhưng vẫn mang đậm phong cách nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của Thế kỷ 19.

Nhân dịp kỷ niệm 2000 năm ngày sinh của Thánh Khỏa Ba Sơn, Đảng ủy - UBND phường Tràng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 2000 năm ngày sinh Thánh Khoả Ba Sơn và Lễ hội Đình Vũ Thạch, để ôn lại một trang lịch sử oanh liệt, hào hùng, truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc, để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, sự tri ân đối với các bậc tiền nhân, các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh để Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp và cuộc sống hạnh phúc hôm nay.

Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền Lê Phương Hoàng Yến đánh trống khai mạc Lễ hội đình Vũ Thạch năm 2023

Đây là dấu ấn văn hoá có ý nghĩa thiết thực nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân về truyền thống yêu nước, tôn vinh những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, giá trị văn hóa lịch sử Quốc gia Khu phố cũ, hư­ớng mọi ngư­ời về với cội nguồn dân tộc, để mỗi người bày tỏ tấm lòng thành kính đối với công đức của cha ông, tôn thờ những vị thánh, những anh hùng văn hoá có công lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Rước Kiệu theo nghi lễ truyền thống  kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Thánh khỏa Ba Sơn

Qua đó tiếp thêm sức mạnh cho mỗi chúng ta trong lao động sản xuất, công tác, học tập để cùng chung tay xây dựng Thủ đô Hà Nội, quận Hoàn Kiếm và phường Tràng Tiền ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Trước khi tổ chức Lễ chính, Ban Tổ chức Lễ hội đã thực hiện các nghi lễ như: Khoá lễ phát tấu cúng Phật - Thánh Khoả Ba Sơn; Tụng kinh dược sư cầu quốc thái dân an. Đặc biệt, sáng sớm ngày 26/2 đã tổ chức rước Kiệu (theo nghi lễ truyền thống) bắt đầu khởi hành theo lộ trình từ phố Bà Triệu - Hai Bà Trưng - Hàng Bài - Hàng Khay - Bà Triệu và an vị tại đình.

Trong thời gian diễn ra Lễ hội tại đình Vũ Thạch sẽ có các hoạt động như: biểu diễn Chầu văn, hát xẩm, chèo, quan họ; múa sư tử, biểu diễn võ thuật…

Theo sách ngọc phả lưu trữ tại Đình Xuân Đỗ Hạ do Hàn Lâm lễ viện đông các Đại sĩ Nguyễn Bính phụng soạn vào tháng giêng năm 1572 như sau: Xưa vào thời Đông Hán có một đạo nhân quê ở Ái Châu, Thanh Hóa dòng họ Đào và bà họ Tạ. Hai vợ chồng ăn ở phúc đức làm thuốc cứu người và đem tiền của giúp người nghèo khó, tuy nhiên chỉ có mấy người con gái.

Rước Kiệu theo nghi lễ truyền thống kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Thánh khỏa Ba Sơn

Ông bà đem tiền của đi cứu khổ khắp nơi, viếng thăm những danh lam thắng cảnh, đền miếu thiêng ông bà đều đến cầu đảo. Thế rồi một hôm nghe ở núi Phượng Hoàng Trang Liệt có Đền Sùng Quang rất linh thiêng cầu gì được nấy. Ông bà chuẩn bị lễ vật đến tận nơi bái yết, vào Miếu cầu tự.

Đêm ấy bà Tạ Thị đang mơ màng thì thấy một người đàn ông dáng vẻ kỳ lạ đến bảo rằng ông bà ăn ở phúc đức nên trời đã xét đến sớm muộn số phận đã định rồi chớ nên lo lắng, năm sau sẽ sinh quý tử. Ngày hôm sau bà làm lễ tạ rồi trở về nhà. Từ đó bà thấy trong người khác lạ rồi có mang.

Rước Kiệu theo nghi lễ truyền thống bắt đầu khởi hành theo lộ trình từ phố Bà Triệu - Hai Bà Trưng - Hàng Bài - Hàng Khay - Bà Triệu và an vị tại đình

Đến giờ Mão ngày 10 tháng 2 năm Qúy Mùi sinh được một người con trai. Biết là thần thiêng xuất thế nên ông bà hết lòng chăm lo, nuôi nấng. Năm cậu bé lên ba đặt tên Khỏa. Lớn lên học một biết mười, năm lên 7 đã thông kinh sử, 13 tuổi đã giỏi võ nghệ. Khi 18 tuổi cha mẹ đều mất cả. Giặc Tô Định từ phương Bắc xâm lược nước ta. Lúc đó có hai chị em là Trưng Trắc và Trưng Nhị khởi nghĩa đánh giặc cứu dân, cứu nước, truyền hịch khắp nơi cầu người hiền tài.

Nghe theo lời hịch đó Ngài Khỏa đã dốc xuất 200 người đến bái yết tại bản danh của Trưng Vương. Bà liền phong cho ngài là “Tiền đạo Ngô Lộ Tướng quân” và cấp 500 quân để phòng giữa 2 đạo Đông và Bắc.

Trong thời gian diễn ra Lễ hội tại đình Vũ Thạch sẽ có các hoạt động như: biểu diễn Chầu văn, hát xẩm, chèo, quan họ; múa sư tử, biểu diễn võ thuật…

Quân của Trưng Vương thắng lợi lớn thu được 65 thành. Khôi phục lại giang sơn, đất nước được thanh bình. Ngài trở lại Hoa Đông ấp cùng quân sĩ làm lễ khải hoàn tiếp tục đốn trú đóng quân tại đây. Ít lâu sau, Ngài hóa thân chính tại đất làng Xuân Đỗ Hạ, phường Cự Khối, quận Long Biên ngày nay. Tưởng nhớ công lao to lớn của Ngài, Hai Bà Trưng đã cho lập đền thờ, sắc phong cho Ngài là Tiên quân - đô úy sứ.

Để ghi nhận công đức lớn lao của Ngài các triều vua đã sắc phong cho Ngài “Dực tán, trung hưng tửng bại, tối linh đại vương…”; Tại Đình Vũ Thạch còn lưu giữ 5 sắc phong của các Vua Triều Nguyễn: 01 sắc phong Vua Thành Thái 1889, 01 sắc phong Vua Gia Long 1802, 02 sắc phong Vua Tự Đức năm 1852 và 1879, 01 sắc phong Vua Đồng Khánh 1886.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ngọt ngào hương vị chè kho Đại Đồng ngày Tết

Ngọt ngào hương vị chè kho Đại Đồng ngày Tết

31/01/2025 | 00:52

Bên cạnh các món ăn truyền thống ngày Tết Nguyên đán như bánh chưng, dưa hành, giò, gà thì người Hà Nội xưa thường làm món chè kho để cúng đêm giao thừa, gia tiên. Với người dân xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất thì món chè kho không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết.

Quận Long Biên hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ

Quận Long Biên hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ

03/02/2025 | 19:36

Sáng 3/2, trong không khí đầu Xuân, đón mừng năm mới và chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Long Biên long trọng tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại khu Văn Chỉ thuộc Cụm di tích lịch sử văn hóa Đình - Chùa Quán Tình, phường Giang Biên.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ