Đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
Kinhtedothi – Ngày 16/2, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 52/KH-UBND về tăng cường thông tin, tuyên truyền dự thảo chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Kế hoạch nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi dự thảo các chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đến các tổ chức và Nhân dân để tạo sự thống nhất trong nhận thức, hiểu đúng và tạo sự đồng thuận của các cơ quan, đơn vị Trung ương và địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, Nhân dân trong và ngoài nước về việc xây dựng chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm hoàn thiện Luật Thủ đô góp phần thúc đẩy hiện thực hoá các mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô theo Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phát huy vai trò chủ động của chính quyền TP Hà Nội, sự huy động của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp tích cực của các cơ quan Trung ương, địa phương trong nước, doanh nghiệp, Nhân dân và toàn xã hội trong xây dựng, hoàn thiện các chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội ban hành. Đồng thời, động viên, khuyến khích Nhân dân, tạo sự tích cực tham gia của toàn xã hội vào công tác xây dựng, tổ chức thực hiện, giám sát việc thi hành pháp luật về Thủ đô nói chung và Luật Thủ đô (sửa đổi) nói riêng.
Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin, báo chí của Trung ương và Thành phố; trách nhiệm của các sở, ngành, đơn vị Thành phố trong thực hiện truyền thông theo từng chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) theo lĩnh vực và quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Nội dung tuyên truyền tập trung vào sự cần thiết xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); Quan điểm, định hướng xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); Mục đích, ý nghĩa của Luật Thủ đô (sửa đổi); các chính sách đề xuất Luật Thủ đô (sửa đổi). Sức lan toả, tác động xã hội của Luật Thủ đô (sửa đổi) và các chính sách đề xuất Luật Thủ đô (sửa đổi) tới xã hội, hệ thống chính trị Trung ương và địa phương cả nước, các cơ quan, ban, ngành TP Hà Nội, Nhân dân Thủ đô, vùng Thủ đô và cả nước.
Các sự kiện chính trị, pháp lý, các hoạt động tiêu biểu của Trung ương, Thành phố, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Các diễn đàn pháp luật về các chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Các Hội thảo, tọa đàm về các chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Các nội dung khác có liên quan.
Cao điểm tuyên truyền Kế hoạch sẽ trong năm 2023 và năm 2024 (trước, trong và sau thời điểm Quốc hội thông qua dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Theo đó, TP Hà Nội sẽ tổ chức thông tin, tuyên truyền tiến độ xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và dự thảo các chính sách đề xuất, xây dựng trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đến các cơ quan Trung ương, chính quyền các tỉnh, thành phố bằng hình thức phù hợp.
Tổ chức quán triệt, thông tin, tuyên truyền về tiến độ xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và các dự thảo các chính sách đề xuất, xây dựng trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đến cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn TP Hà Nội bằng hình thức phù hợp. Tổ chức thông tin, tuyên truyền dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và dự thảo các chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) theo từng lĩnh vực.
Đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 204/KH-UBND về tổ chức hội thảo, tọa đàm về tình hình thi hành pháp luật về Thủ đô và tham vấn việc xây dựng chính sách, đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Hà Nội kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Kinhtedothi - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4354/QĐ-TU về kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).