Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khánh Hoà:

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn làm cao tốc Khánh Hòa  - Buôn Ma Thuột

Kinhtedothi – Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 thực hiện dự án cao tốc Khánh Hòa  - Buôn Ma Thuột đoạn qua tỉnh Khánh Hòa đã giải ngân được 645,6/899,3 tỷ đồng, đạt 71,8% kế hoạch.

Ngày 21/10, trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, ông Phạm Văn Hòa – Phó Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Khánh Hòa (Ban QLDA), chủ đầu tư dự án thành phần 1 của dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa  - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 cho biết, hiện địa phương đang bước vào mùa mưa nên ảnh hướng đến tiến độ thi công do dự án đang triển khai thi công các hạng mục đào đắp nền đường.

Cao tốc Khánh Hòa  - Buôn Ma Thuột đoạn qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh: Trung Nhân.

“Tính đến ngày 20/10, vốn đầu tư công thực hiện dự án đã giải ngân được 645,6/899,3 tỷ đồng, đạt 71,8% kế hoạch năm 2023. Đơn vị, phấn đấu đến cuối năm 2023 sẽ giải ngân đạt 100%” - ông Phạm Văn Hòa chia sẻ.

Dự án thành phần 1 của dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa  - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 (cao tốc Khánh Hòa  - Buôn Ma Thuột đoạn qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa) dài 32 km có điểm đầu tại nút giao giữa quốc 26B và quốc lộ 1 thuộc khu vực cảng Nam Vân Phong, thị xã Ninh Hòa và điểm cuối tại Km32+000 thuộc thị xã Ninh Hòa.

Dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 5.632 tỷ đồng, thời gian thực hiện năm 2023 -2027. Trong đó, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải là nhà thầu thi công 22 km (hơn 2.062 tỷ đồng) và Liên danh Thuận An – Phương Nam – Bắc Trung Nam – 168 Việt Nam thực hiện 10 km (hơn 2.078 tỷ đồng).

Để triển khai dự án, tổng diện tích giải phóng mặt bằng (GPMB) khoảng 228,17 ha với 972 trường hợp bị ảnh hưởng. Đến nay, địa phương đã phê duyệt chuyển Ban QLDA được 13 đợt được 297/972 trường hợp với giá trị gần 84 tỷ đồng. Dự án cũng có gần 23 ha diện tích đất rừng cần chuyển đổi mục đích rừng sang mục đích khác để GPMB.

Khánh Hòa đang bước vào mùa mưa nên ảnh hướng đến tiến độ thi công do dự án đang triển khai thi công các hạng mục đào đắp nền đường. Ảnh: Trung Nhân.

Theo Ban QLDA, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án.

Đồng thời kiến nghị các Sở, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sớm có ý kiến thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công khu tái định cư Hà Thanh để người dân bị ảnh hưởng bởi dự án sớm ổn định cuộc sống.

Đặc biệt, sớm xem xét có ý kiến thống nhất điểm di dời các hạng mục di dời đường dây 220kV (khoảng 40 tỷ đồng) theo công văn của số 2029 của Ban QLDA để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột kết nối với khu vực cảng Nam Vân Phong của Khánh Hòa. Ảnh: Trung Nhân.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 có tổng chiều dài khoảng 117,5km. Dự án có điểm đầu tại nút giao tại quốc lộ 26B và quốc lộ 1, khu vực Cảng Nam Vân Phong, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa; điểm cuối giao nhau với đường Hồ Chí Minh tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột (khoảng Km 12+ 450), tỉnh Đắk Lắk. Trong đó đoạn đi qua tỉnh Khánh Hòa 32,7km, tỉnh Đắk Lắk 84,8 km.

Trong giai đoạn hoàn chỉnh, dự án được đầu tư theo quy mô đường ô tô cao tốc tốc độ thiết kế 80-100km/giờ. Giai đoạn 1 đầu tư theo quy mô 4 làn xe hạn chế, bề rộng nền đường 17m.

Dự án có tổng mức đầu tư là 21.935 tỷ đồng, tiến độ yêu cầu cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn vào năm 2026 và đưa vào khai thác đồng bộ năm 2027.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Hanoi Metro phát động hành trình xanh chào Xuân Ất Tỵ

Hanoi Metro phát động hành trình xanh chào Xuân Ất Tỵ

23/01/2025 | 14:21

Kinhtedothi - Sáng 22/1, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) đã tổ chức Lễ phát động “Kế hoạch cao điểm Tết và Lễ hội Xuân 2025” với chủ đề: “Hành trình xanh cùng Hanoi Metro chào Xuân Ất Tỵ”, kêu gọi Nhân dân Thủ đô đến với vận tải hành khách công cộng.

Phát triển giao thông xanh: cần chính sách ưu đãi với nhiên liệu xanh

Phát triển giao thông xanh: cần chính sách ưu đãi với nhiên liệu xanh

21/01/2025 | 16:24

Kinhtedothi - Xác định phương tiện sử dụng điện là phương án tối ưu trong phát triển giao thông xanh, các chuyên gia cho rằng, cần khơi thông cơ chế và có những chính sách ưu đãi với nhiên liệu xanh để thu hút, hỗ trợ DN và người dân thực hiện chuyển đổi.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ