Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

ĐBQH trăn trở trước thực trạng học sinh sử dụng thuốc lá điện tử, nghiện ma túy

Kinhtedothi - Chiều 8/11, thảo luận tại tổ về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, đại biểu Quốc hội bày tỏ trăn trở trước hậu quả do ma túy gây ra với toàn xã hội và thực trạng học sinh sử dụng thuốc lá điện tử, nghiện ma túy.

Phổ cập, lan tỏa công tác phòng chống ma túy trong cộng đồng

Thảo luận tại tổ 1 (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội), Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm bày tỏ thống nhất cao với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống ma tuý đến năm 2030.

Nêu thực trạng ma tuý đang len lỏi trong xã hội làm cho mất trật tự an ninh, xã hội bất ổn, sinh ra nhiều vụ án mạng... đều do ma tuý, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm trăn trở khi thấy các em nhỏ chỉ hơn 10 tuổi sử dụng thuốc lá điện tử (biến dạng của ma túy); khi học sinh cạy thùng công đức để lấy cắp tiền mua ma túy...

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm phát biểu thảo luận - Ảnh: Phạm Thắng

Đại biểu bày tỏ tán đồng với chủ trương giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma túy mà Chính phủ đề cập và cho rằng, ma tuý trong xã hội hiện nay ngày càng tinh vi, ma túy được pha trộn vào thực phẩm, đồ uống...  nhằm vào lớp trẻ, hủy hoại thế hệ mới của đất nước. Vì thế cần có sự vào cuộc của toàn xã hội, của gia đình. Đại biểu cũng đề nghị trong báo cáo của Chính phủ làm rõ số liệu người nghiện ma tuý ở độ tuổi trẻ để có biện pháp ngăn chặn.

Cho rằng đặc thù công tác phòng chống ma tuý có tính kiên trì, bền bỉ, thường xuyên, lâu dài, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đề nghị, trong quy định về nâng cao nhận thức phòng chống ma tuý của toàn xã hội có chú trọng đội ngũ lãnh đạo cấp phường, xã, thị trấn, trường học, doanh nghiệp, thanh thiếu niên, học sinh - sinh viên, bổ sung vai trò của toàn xã hội, trong đó có tổ chức công giáo để giáo dục trong cộng đồng thông qua các khóa tu; giáo dục trong nhà gia đình, nhà trường, doanh nghiệp, cơ quan...

Đồng thời, tổ chức tập huấn, bổ túc, bồi dưỡng kỹ năng kiến thức phòng chống ma túy cho những người làm công tác ở xã, doanh nghiệp, kể cả nhà tu hành trong công giáo hay già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong xã hội.

"Mong rằng đến năm 2030 công tác phòng chống ma túy được phổ cập và lan tỏa, giảm thiểu tối đa tỉ lệ người nghiện ma túy. Cùng đó, Chính phủ cần có chương trình trường kỳ để tiến tới xã hội không còn ma tuý, xã hội bình an" - Hòa thượng Thích Bảo nghiêm bày tỏ.

Quang cảnh phiên thảo luận tại tổ 1 - Ảnh: Phạm Thắng

Đồng tình với Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống ma túy, đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn bày tỏ tâm đắc với việc xây dựng văn hóa để trên cơ sở đó phòng việc sử dụng ma túy hơn là chỉ giải quyết hậu quả.

Đại biểu cho biết, ở đâu có cộng đồng tốt, văn hóa xây dựng tích cực, đặc biệt ở vùng tôn giáo, giá trị đạo đức phát huy, tệ nạn giảm. Văn hóa thịnh, đất nước thịnh, vì thế cơ bản bền vững nhất là xây dựng nền tảng văn hóa, nền tảng đạo đức cho xã hội để phòng chống tệ nạn liên quan đến ma túy và các tệ nạn khác. 

Đề nghị quan tâm đến phòng ngừa thuốc lá thế hệ mới

Phát biểu thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí ủng hộ cao việc thông qua với Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Đại biểu mong chương trình này tập trung nhiều hơn vào quản lý phòng, chống ma túy bởi cách thức này hiệu quả hơn nhiều. Phòng trong việc bán, mua, vận chuyển, lưu thông, phân phối, sản xuất, trồng hái, phối trộn...  

Đại biểu Nguyễn Anh Trí tham gia thảo luận - Ảnh: Phạm Thắng

Cho rằng hiện nay vấn đề mua bán ma túy ngày càng phức tạp, nhất là qua mạng; vấn đề sản xuất, phối trộn ma túy cũng rất tinh vi thông qua thuốc lá thế hệ mới - đây là cách thức nhanh nhất, dễ nhất và có tác hại. Vì vậy, đại biểu mong muốn cơ quan soạn thảo thường xuyên cập nhật những vấn đề mới, khó để đưa vào Luật nhằm ngăn chặn hiệu quả hơn.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí cũng đề xuất, qua Chương trình này Bộ Công an, toàn xã hội quan tâm đến thuốc lá thế hệ mới vì càng ngày càng phức tạp, là con đường dẫn đến ma túy dễ nhất.

Tán thành sự cần thiết đầu tư nguồn lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về Phòng chống ma túy, đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai cho biết, đây là chương trình mục tiêu có ý nghĩa thiết thực với từng người, từng nhà, và toàn xã hội để bảo đảm cuộc sống bình yên cho hôm nay và mai sau. So với các chương trình khác thì đây là dự án có tính thực tiễn cao.

Về kinh phí và nguồn lực thực hiện, theo tờ trình của Chính phủ, dự kiến tổng mức đầu tư cho Chương trình là trên 52.900 tỉ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 17,725 tỉ đồng; ngân sách địa phương trên 19 nghìn tỉ đồng. Theo đại biểu, so sánh với mặt bằng chung thì nguồn vốn ngân sách Nhà nước khả thi, hợp lý; so với các chương trình khác thì mức đề xuất còn khiêm tốn, có ý kiến cho rằng cần tăng thêm mức đầu tư.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai phát biểu thảo luận - Ảnh: Phạm Thắng

Tuy nhiên, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai đề xuất vẫn giữ nguyên mức đầu tư vì trong bối cảnh có nhiều dự án đầu tư, chúng ta phải thực hiện tiết kiệm, thực hiện các dự án theo thứ tự ưu tiên, việc thực hiện các chương trình bảo đảm nguồn lực thấp nhất mà vẫn khả thi là điều nên làm. Đồng thời, cần cố gắng huy động nhiều hơn các nguồn lực khác cho Chương trình.

Đại biểu nêu thực tế thời gian qua tổ chức thực hiện có lúc, có nơi còn hạn chế nhưng trách nhiệm cuối cùng thuộc về đơn vị, cá nhân, tổ chức nào chưa rõ. Vì vậy, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai đề nghị, bổ sung rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện để có căn cứ giám sát, căn cứ đánh giá. Đồng thời, đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định bảo đảm cơ chế phối hợp. Cần quy định thẩm quyền của Bộ Công an trong việc điều phối, đôn đốc, bảo đảm tiến độ thực hiện.

Dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội xem xét trong tuần này

Dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội xem xét trong tuần này

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ