Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề xuất dừng dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là đúng lúc

Kinhtedothi - Chiều 10/11, Quốc hội đã họp riêng để nghe Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình Dự thảo Nghị quyết về việc dừng thực hiện dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Theo chương trình Kỳ hop, Quốc hội sẽ có có phiên họp riêng để thảo luận về Dự thảo Nghị quyết này tại tổ và tại hội trường vào ngày 11/11 và 14/11. Chiều 22/11, Quốc hội họp riêng biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc dừng thực hiện dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
 Ông Lê Hồng Tịnh (Ảnh: Q.H)
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 10/11, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội Lê Hồng Tịnh nhận định: “Chính phủ đề xuất dừng tôi cho là dũng cảm. Cũng có nhiều tranh luận, nhiều phía, nhiều chiều. Cần phân tích hợp lý và còn có sự quyết định của Quốc hội nữa”. Đồng thời cho biết, cơ quan thẩm tra đồng ý với đề xuất dừng thực hiện dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Chúng ta phải chấm dứt càng sớm càng tốt chứ để thêm đầu tư, nhập thiết bị sẽ càng tốn kém gấp bội.
Giải thích về lý do tại sao dừng dự án, ông Lê Hồng Tịnh phân tích: Ngoài việc dự án không hiệu quả, một lý do được cân nhắc là sau vụ Formosa, việc xử lý chất thải hạt nhân cho thấy tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn… Sau một thời gian triển khai đầu tư, báo cáo khả thi dự án (FS) đã gần như hoàn thiện cho thấy vấn đề là tổng mức đầu tư quá cao, tăng gần gấp đôi dự kiến ban đầu mà Quốc hội đặt ra trong Nghị quyết 41. Ở thời điểm xây dựng kế hoạch phát triển điện hạt nhân thì kinh tế đang tăng trưởng cao, nhu cầu điện trong nước cao, các dạng năng lượng khác đã tới hạn thì cũng phải tính tới phát triển điện hạt nhân. Tuy nhiên, hiện nay nhiều yếu tố đã thay đổi như tăng trưởng kinh tế đã thấp hơn, công nghệ tiết kiệm điện phát triển, năng lượng tái tạo bắt đầu phát triển, giá thành thấp như điện gió... nên việc xem xét dừng dự án là hợp lý, nhất là trong tình hình nợ công cao. Nếu tiếp tục đầu tư một dự án lớn, nợ công có nguy cơ tăng nữa. Dừng còn hơn tới khi triển khai rồi mới dừng thì lãng phí. Tất nhiên không đầu tư điện hạt nhân thì có thể đầu tư cái khác để đảm bảo nguồn điện. Dừng ở thời điểm này là đúng lúc.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ