Đề xuất quy định mới về hoạt động UBND, chủ tịch UBND phường ở Hà Nội
Kinhtedothi-Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết tổ chức, hoạt động UBND phường của TP Hà Nội, nhằm thực hiện quy định tại Luật Thủ đô mới đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua.
Đề xuất cơ cấu chủ tịch, các phó chủ tịch phường
Theo dự thảo, đề xuất cơ cấu tổ chức của UBND phường ở Hà Nội cụ thể như sau: phường loại 1 và phường loại 2 có chủ tịch, 2 phó chủ tịch, 6 chức danh công chức; phường loại 3 có chủ tịch, 1 phó chủ tịch, 6 chức danh công chức. 6 chức danh công chức làm việc tại UBND phường của TP theo quy định tại khoản 3 điều 61 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
UBND TP Hà Nội căn cứ số lượng đơn vị hành chính (ĐVHC) phường có quy mô dân số, diện tích tự nhiên lớn hơn so với tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết của UBTV Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC để tính số lượng công chức khác làm việc tại UBND phường tăng thêm.
Cụ thể, phường cứ tăng thêm đủ 1/3 mức quy định về quy mô dân số được tăng thêm 1 công chức. Ngoài quy định tại điểm a khoản 2 điều 4 này, phường cứ tăng thêm đủ 100% mức quy định về diện tích tự nhiên thì được tăng thêm 1 công chức.
Về hoạt động của UBND, chủ tịch UBND phường, dự thảo nêu rõ, UBND phường làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Chủ tịch phường phải đối thoại với người dân ít nhất 2 lần/năm.
Hằng năm ít nhất hai lần, trước kỳ họp thường kỳ của HĐND quận, thị xã, TP thuộc TP, chủ tịch UBND phường có trách nhiệm tổ chức hội nghị đối thoại với Nhân dân ở phường về những vấn đề liên quan quyền lợi và nguyện vọng chính đáng của công dân ở địa phương.
Đồng thời, Chủ tịch UBND phường tổ chức cuộc họp để thảo luận tập thể các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của UBND phường. Khi nội dung cuộc họp UBND phường có các vấn đề liên quan, chủ tịch UBND phường mời đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan thuộc UBND quận, thị xã, TP thuộc TP. Cùng đó, Bí thư đảng ủy, chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam, người đứng đầu tổ chức CT-XH, trưởng công an phường, bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố tham gia cuộc họp của UBND phường.
UBND, chủ tịch UBND phường chịu sự giám sát của HĐND quận, thị xã, TP thuộc TP trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Chủ tịch UBND phường chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của UBND, chủ tịch UBND quận, thị xã, TP thuộc TP.
Quy định chế độ trách nhiệm, tuyển dụng công chức phường
Song song đó, chế độ trách nhiệm của chủ tịch, phó chủ tịch và công chức khác làm việc tại UBND phường cũng được quy định cụ thể, chủ tịch UBND phường là người đứng đầu UBND phường; chịu trách nhiệm trước HĐND, UBND, chủ tịch UBND quận, thị xã, TP thuộc TP và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường.
Phó chủ tịch UBND phường giúp chủ tịch UBND phường giải quyết các công việc theo phân công của chủ tịch UBND phường, chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND phường và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Các công chức khác của UBND phường chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND phường và phó chủ tịch UBND phường phụ trách trong thực hiện nhiệm chuyên môn được chủ tịch UBND phường phân công theo đúng quy định pháp luật.
Về tuyển dụng, sử dụng công chức làm việc tại UBND phường, dự thảo quy định công chức làm việc tại UBND phường thuộc biên chế công chức của UBND quận, thị xã, TP thuộc TP. Chủ tịch UBND quận, thị xã, TP thuộc TP thực hiện việc tuyển dụng công chức làm việc tại UBND phường.
Cùng đó, về sử dụng, quản lý công chức làm việc tại UBND phường, chủ tịch UBND phường trực tiếp sử dụng, quản lý công chức làm việc tại UBND phường.
Về thời hạn giữ chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường, dự thảo nêu rõ thời hạn giữ chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường cho mỗi lần bổ nhiệm là 5 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực. Chủ tịch UBND phường không giữ chức vụ quá 10 năm liên tục ở cùng một ĐVHC phường.
Chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo tương đương mức phụ cấp của trưởng phòng, phó trưởng phòng chuyên môn thuộc UBND quận, thị xã, TP thuộc TP.
Quận Hai Bà Trưng: UBND phường chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn thực phẩm
Kinhtedothi-Lãnh đạo quận Hai Bà Trưng nêu rõ, UBND và Ban chỉ đạo chất lượng an toàn thực phẩm nông nghiệp của 18/18 phường trên địa bàn chịu trách nhiệm trước UBND quận về công tác đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm ngành nông nghiệp theo phân cấp trên địa bàn.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói về việc sắp xếp cán bộ dôi dư ở cấp xã
Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, đến nay, số cán bộ, công chức dôi dư ở cấp huyện là 58 người (chiếm 8,22%) và ở cấp xã là 1.405 người (chiếm 14,49%). Theo kế hoạch được giao, đến 2025 phải giải quyết xong.
Hà Nội: tiếp nhận 61,461 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ
Kinhtedothi-Hôm nay, 16/9, tiếp tục có rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội trao ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.