Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề xuất quy định mức trần lương hưu tối thiểu

Kinhtedothi – Làm thêm giờ để có thu nhập cao có phạm luật; đề xuất phương án mức trần lương hưu tối thiểu khi nghỉ hưu; lương cơ sở tăng thì người lao động có được tăng lương… là những câu hỏi mà người lao động gửi tới chuyên gia mong được giải đáp.

Ngày 20/5, buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Nâng cao kiến thức pháp luật và hoạt động Công đoàn” được báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Công thương Hà Nội tổ chức, với sự tham gia của gần 300 công nhân, viên chức, người lao động.

Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội Tạ Văn Dưỡng trả lời các câu hỏi của người lao động. Ảnh: LĐTĐ.

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm thêm không quá 200 giờ trong 1 năm và không quá 40 giờ trong 1 tháng. Tuy nhiên, hiện tại giá cả tiêu dùng, điện, nước tăng kéo theo các dịch vụ tăng làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người lao động. Mức lương hiện tại không đủ chi trả cho cuộc sống thường ngày, vì thế nhiều công nhân mong muốn làm thêm giờ và đặt ra câu hỏi: Làm thêm như thế nào để không vi phạm luật?

Về việc này, Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội Tạ Văn Dưỡng rất chia sẻ với những vất vả của công nhân lao động trong bối cảnh còn nhiều khó khăn. “Chúng tôi sẽ ghi nhận ý kiến và đề xuất đến cơ quan có thẩm quyền về mong muốn làm thêm giờ của người lao động. Tuy nhiên, theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 1 Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định số làm thêm giờ đã được tăng lên. Theo đó, DN được phép huy động người lao động làm thêm tối đa 300 giờ/năm, không quá 60 giờ trong 1 tháng”.

Người lao động đề xuất phương án quy định mức trần lương hưu tối thiểu để bảo đảm điều kiện sống tối thiểu. Ảnh: LĐTĐ.

Hiện nay có tình trạng người lao động nghỉ việc rút bảo hiểm xã hội một lần vì khi chờ đến tuổi nghỉ hưu thì rất lâu mà lương hưu rất thấp, theo cách tính tỷ lệ % bình quân như hiện nay. Để hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần, Bộ LĐTB&XH đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trong đó đề xuất giảm điều kiện số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm.

Cùng với việc đồng ý giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội, tại buổi Đối thoại, người lao động đề xuất phương án quy định mức trần lương hưu tối thiểu khi nghỉ hưu như quy định mức lương tối thiểu vùng cho người lao động. Để sau nhiều năm làm việc và tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động về già có lương hưu bảo đảm điều kiện sống tối thiểu, cũng như giúp họ gắn bó hơn với hệ thống bảo hiểm xã hội.

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng cho rằng đây là nguyện vọng rất chính đáng của người lao động. Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tới đây trình Quốc hội cũng sẽ có sự điều chỉnh, tuy nhiên theo nguyên tắc đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít. Do đó, phương án giảm quy định điều kiện để được hưởng lương hưu xuống 15 năm đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ cần tính toán làm thể nào để người lao động khi về hưu có mức lương hưu đảm bảo cuộc sống. Ông Dưỡng cho biết, vấn đề người lao động đề xuất, chúng tôi sẽ tiếp thu và gửi các cơ quan chức năng để có thể đưa vao nội dung sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi sắp tới.

Luật sư Nguyễn Văn Hà – Đoàn Luật sư TP Hà Nội trả lời về đề xuất có mức trần hưởng lương hưu. Ảnh: LĐTĐ.

Về đề xuất có mức trần lương hưu tối thiểu, Luật sư Nguyễn Văn Hà – Đoàn Luật sư TP Hà Nội phản hồi: Hiện nay, mong muốn của người lao động đều là có mức lương cao, nộp tiền bảo hiểm thấp, đóng 15 năm được hưởng chế độ lương hưu, đó là nguyện vọng chính đáng.

Tuy nhiên, hiện nay rất khó có thể để quy định mức trần hưởng lương hưu như người lao động mong muốn. Bởi các công ty trả lương khác nhau, mức đóng bảo hiểm xã hội khác nhau, thời gian đóng không giống nhau. Nhà nước cũng đã có quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu vùng để các DN đóng cho người lao động.

Luật sư Nguyễn Văn Hà khuyến cáo người lao động không nên rút bảo hiểm xã hội một lần. Bởi vì chúng ta đóng bảo hiểm xã hội thấp, khi rút bảo hiểm xã hội một lần chỉ được ở mức thấp, trong khi đó các quyền lợi liên quan sẽ không được hưởng.

Đoàn viên công đoàn hỏi chuyên gia về việc khi lương cơ sở tăng thì người lao động có được tăng lương. Ảnh: LĐTĐ. 

Về câu hỏi, từ ngày 1/7/2023 Nhà nước tăng lương cơ sở, vậy người lao động có được tăng lương, Luật sư Nguyễn Văn Hà cho biết: Mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng, từ ngày 1/7/2023 sẽ tăng lên thành 1.800.000 đồng, áp dụng trong khối đơn vị hoạt động sử dụng ngân sách của Nhà nước. Với khối sản xuất kinh doanh, việc tính lương được thực hiện qua giao kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, Nhà nước có quy định mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

12/01/2025 | 15:33

Kinhtedothi – Thực hiện Luật Thủ đô 2024, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường nghề thực hiện giải pháp thu hút chuyên gia giỏi chuyên môn, có năng lực quản trị; thay đổi phương thức đào tạo nghề, hợp tác sâu hơn với DN; quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động...

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

12/01/2025 | 01:09

Kinhtedothi – Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ