Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 là 6%?

Kinhtedothi – Khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy cuộc sống của người lao động hết sức khó khăn, rất cần tăng lương tối thiểu vùng vào năm 2024. Chuyên gia lao động đề xuất tăng lương tối thiểu vùng mức 6% để cải thiện đời sống người lao động.

Cuộc sống hết sức khó khăn, người lao động muốn tăng lương

Thời gian vừa qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức nhiều đoàn đi khảo sát, đánh giá tình hình việc làm, thu nhập, đời sống và tâm tư nguyện vọng của người lao động. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số người lao động đều muốn tăng lương tối thiểu vì cuộc sống của họ hết sức khó khăn. Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đã có trao đổi với báo chí về đời sống của công nhân lao động hiện nay như vậy.

Người lao động mong muốn tăng lương tối thiểu vùng năm 2024. Ảnh: Thanh Hải.

Khảo sát về đời sống, thu nhập của người lao động trong tháng 10 và 11/2022 của Viện Công nhân và Công đoàn với hơn 6.000 công nhân đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể số giờ làm việc của người lao động trong khu công nghiệp. Theo đó, thời gian làm việc bình thường của người lao động giảm còn 7,25 giờ/ngày, thay vì 8 giờ/ngày và không làm thêm giờ. Số giờ làm việc giảm đồng nghĩa với mức thu nhập cũng giảm, chỉ còn 5,9 triệu đồng/người/tháng.

Tổng thu nhập gồm lương và phụ cấp lương khoảng 8,74 triệu đồng/tháng nhưng mức chi tiêu cho cuộc sống là 10,3 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức thu nhập của người lao động chỉ bằng 84% của mức chi tiêu, không đủ sống. Khó khăn về việc làm, thu nhập khiến 18% người lao động đã từng hoặc có ý định rút bảo hiểm xã hội một lần.

Hiện nay, trước tình hình các DN thiếu vốn, cắt giảm đơn hàng, giảm giờ làm dẫn đến thu nhập của người lao động giảm. Thậm chí, nhiều người lao động bị mất việc do DN thiếu đơn hàng khiến cuộc sống chật vật hơn. Chia sẻ về mức lương tối thiểu vùng được thực hiện từ ngày 1/7/2022 đến nay, anh Nguyễn Hoàng Long – Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam cho hay: Mức lương tối thiểu vùng 1 như hiện nay là 4.680.000 đồng chỉ cao hơn mức bên thuế đưa ra để giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc một chút (mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng) nên không đủ để thuê nhà, nuôi con ăn học. Ngoài ra, kể từ ngày 1/7/2023, khi lương cơ sở tăng thì các mặt hàng thiết yếu đối với đời sống người lao động đều tăng. Ngoài ra, tới đây lại tăng giá điện có thể sẽ ảnh hưởng đến giá cả (mặc dù Chính phủ giảm 2% thuế VAT), thì cuộc sống của người lao động còn nhiều khó khăn. Vì thế, rất cần phải tăng lương tối thiểu vùng năm 2024, mức tăng từ 6 – 8%.

 Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6%

Trong những năm qua, Nhà nước đã quan tâm tăng mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng nhằm giảm bớt khó khăn, cải thiện cuộc sống của công chức, viên chức và người lao động. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, lương chưa tăng thì giá cả đã tăng. Gần đây, giá thịt lợn và nhiều mặt hàng thiết yếu liên tục tăng. Mức lương tối thiểu chưa đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động.

“Ở góc độ tổ chức bảo vệ người lao động, chúng tôi cũng rất chia sẻ và thấu hiểu với những khó khăn của DN. Và, chúng tôi tin rằng các DN và giới sử dụng lao động cũng hiểu được những khó khăn mà người lao động đang phải đối mặt. Lương tối thiểu vùng năm 2024 tăng bao nhiêu thì thông qua đối thoại thương lượng trên tinh thần thiện chí, thấu hiểu sẽ có mức phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Người lao động muốn thời điểm tăng lương từ ngày 1/1/2024” – ông Ngọ Duy Hiểu cho hay.

Chuyên gia an sinh xã hội đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 mức 6%.

Trước những ý kiến băn khoăn về việc tăng lương tối thiểu vùng thì có DN khó khăn sẽ xoay để không phải tăng lương, ông Hiểu nghĩ rằng: Những DN có trách nhiệm xã hội, muốn đi đường dài thì chắc chắn họ sẽ tìm cách để đảm bảo tốt nhất cho người lao động. Với những DN lợi dụng chính sách, chúng ta phải có những giải pháp xử lý. Ở góc độ của tổ chức công đoàn, với những DN không đảm bảo điều kiện đời sống của người lao động thì chúng tôi sẽ lên tiếng để đấu tranh, bảo vệ người lao động. 

Là chuyên gia an sinh xã hội, TS. Nguyễn Hữu Dũng – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động và xã hội thuộc Bộ LĐTB&XH cho rằng, hiện nay, có khá nhiều DN vẫn giữ sản xuất kinh doanh, phục hồi và phát triển nên cần tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 cho người lao động bằng mức tăng năm 2022 là 6%. Nhưng có một bộ phận không nhỏ khoảng 30% DN gặp khó khăn vì không có đơn hàng hoặc bị giảm đơn hàng, công nhân thiếu việc làm; nếu tăng lương tối thiểu thì công ty gặp khó khăn, có thể dẫn đến chấm dứt hợp đồng với người lao động. Cho nên, đối với những DN gặp khó khăn, không có nguồn để tăng lương tối thiểu vùng thì Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ.

Trước những ý kiến kiến nghị tăng lương tối thiểu vùng năm 2024, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, ngày 8/8 Hội đồng tiền lương Quốc gia cùng với các cơ quan liên quan xem xét, đánh giá thực trạng, mức độ sản xuất kinh doanh, tình hình sản xuất của DN, tốc độ tăng trưởng, thu nhập của người lao động… Qua đó, để tính toán có điều chỉnh mức lương tối thiểu vào năm 2024 hay không; nếu điều chỉnh tăng thì ở mức nào?

Theo ông Đào Ngọc Dung, việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng sẽ được đánh giá một cách căn cơ, bài bản sau đó mới có phương án cụ thể trên tinh thần hài hòa, tạo điều kiện cho DN phát triển thì mới tạo công ăn, việc làm cho người lao động.

 

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó,  từ ngày 1/7/2022, tăng lương tối thiểu từ 180.000 – 260.000 đồng/tháng, tùy theo từng vùng. Mức lương tối thiểu vùng năm 2022 vẫn đang được áp dụng cho mức lương tối thiểu vùng năm 2023. Cụ thể:

Vùng I là 4.680.000 đồng/tháng

Vùng II là 4.160.000 đồng/tháng

Vùng III là 3.640.000 đồng/tháng

Vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu giờ: Vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.

Từ 1/7/2022, lương tối thiểu vùng tăng thêm 6%

Từ 1/7/2022, lương tối thiểu vùng tăng thêm 6%

Mong muốn xem xét tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Mong muốn xem xét tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

12/01/2025 | 15:33

Kinhtedothi – Thực hiện Luật Thủ đô 2024, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường nghề thực hiện giải pháp thu hút chuyên gia giỏi chuyên môn, có năng lực quản trị; thay đổi phương thức đào tạo nghề, hợp tác sâu hơn với DN; quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động...

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

12/01/2025 | 01:09

Kinhtedothi – Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ