Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Điểm chuẩn nhiều ngành gần kịch trần: Phụ huynh và thí sinh lo lắng

Kinhtedothi- Sau khi các trường ĐH công bố điểm chuẩn năm 2022, một số ngành có điểm chuẩn gần tuyệt đối khiến nhiều người giật mình hỏi nhau: “Đây là điểm chuẩn đã nhân hệ số phải không?”.

Điểm chuẩn sát ngưỡng tuyệt đối

Khi nhận được câu trả lời là “Điểm chuẩn sát ngưỡng 30 mới là điểm 3 môn thi” thì từ ngơ ngác, cảm xúc của đa số người tiếp nhận thông tin đều trở nên hốt hoảng. Gần điểm tuyệt đối mới đỗ đại học, câu chuyện có vẻ xa vời nhưng tiếp tục là sự thật xảy ra tại mùa tuyển sinh năm học 2022.

Các tân sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội
Các tân sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội

Trường nằm đầu bảng của sự ngạc nhiên là ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội với 3 ngành có điểm chuẩn 29,95 điểm(thang điểm 30), đó là: Hàn Quốc học, Đông Phương học và Quan hệ công chúng. Lấy thấp hơn 0,05 nhưng lại thu hút sự chú ý hơn, ngạc nhiên hơn là ngành Báo chí của trường này với điểm chuẩn 29,90. 

Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) tiếp tục gây ấn tượng mạnh khi ngành Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao, Sư phạm Lịch sử chất lượng cao cùng lấy 39,92 điểm (thang điểm 40) và ngành Sư phạm Lịch sử lấy 29,75 điểm (thang điểm 30).

Ngoài ra các trường như: ĐH Luật Hà Nội, ngành Luật Kinh tế lấy điểm chuẩn là 29,5 điểm; Học viện Ngoại giao, chuyên ngành Trung Quốc học có điểm chuẩn 29,25 điểm. Các khoa/ngành có điểm gần chạm “trần” kể trên đều thuộc tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa). Sử, Địa có điểm tuyệt đối vốn đã khó nhưng có thể lý giải là do đề thi theo hình thức trắc nghiệm nhưng khi hai môn Sử, Địa đã 10, lại thêm môn Văn tự luận cũng được 10 hoặc gần 10 mới đỗ; điều này gây nhiều hoài nghi cho dư luận. Về phía các cơ sở đào tạo đã giải thích về hiện tượng điểm chuẩn cao chót vót này bằng hai nguyên nhân chính là do chỉ tiêu ít và phổ điểm môn Lịch sử, môn Ngữ văn năm 2022 cao hơn hẳn so với năm 2021.

TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, nhìn vào điểm chuẩn cao, ông không thấy mừng mà ngược lại “thấy nóng hết cả mặt” và liên tưởng đến thời điểm thực hiện “3 chung” trong tuyển sinh ĐH trước đây khi “chênh nhau nửa điểm đã là tự hào, là một trời một vực”.

GS Nguyễn Đình Đức nhận định đề thi tốt nghiệp THPT đang chạy theo dư luận. Điển hình là môn Lịch sử đã đẩy điểm chuẩn tổ hợp C00 lên cao ngất, hay môn tiếng Anh đã kéo điểm chuẩn các tổ hợp có môn này xuống thấp. Theo ông, ra đề thi kiểu “thất thường và thiếu bản lĩnh như thế, thật khó lường cho thí sinh”.

 “Thấy điểm chuẩn cao không ít người đã mừng vì nghĩ rằng con cái chúng ta giỏi giang hơn trước. Nhiều phụ huynh, thầy cô và nhà quản lý đều hào hứng về người nhà mình đỗ vào những ngành có điểm chuẩn  chót vót, rằng mình vui sướng và tự hào vì con mình giỏi, ngành của mình, trường mình toàn người giỏi muốn học, loại mãi mà điểm chuẩn vẫn gần tuyệt đối”- PGS Phạm Quang Long, Nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm. Theo ông, thực chất điểm chuẩn cao không hẳn phản ánh đúng sức học của học trò và những người đạt điểm cao không hẳn đều giỏi cả.

Vẫn cần xem xét khâu đề thi

Nhìn bức tranh điểm chuẩn năm nay, nhiều phụ huynh và học sinh đang học lớp 11, 12 tỏ ra vô cùng lo lắng vì theo họ, với điểm chuẩn cao như vậy thì biết đăng ký ngành gì. “Con tôi có định hướng thi ĐH Y. Năm nay điểm chuẩn ngành có tổ hợp B00 đều giảm, trong đó ĐH Y Hà Nội giảm mạnh. Tâm lý của thí sinh và phụ huynh thường lấy điểm năm trước làm căn cứ, lượng sức để đăng ký nguyện vọng năm sau; nhưng nếu dựa theo điểm chuẩn như năm nay thì không đủ sức thuyết phục. Tôi rất hoang mang”- chị Nguyễn Thị Thủy, quận Hai Bà Trưng cho biết.

Các tân sinh viên làm thủ tục nhập học
Các tân sinh viên làm thủ tục nhập học

“Em muốn theo tổ hợp C00 nhưng thấy điểm chuẩn các ngành của nhóm C00 năm nay đều cao vút. Xem đi xem lại điểm chuẩn của các trường tổ hợp C00, em vừa run vừa mất tự tin. Khả năng em không dám theo đuổi tổ hợp này mà sẽ nghiên cứu để chuyển tổ hợp khác”- Nguyễn Hà Linh, học sinh THPT Lê Quý Đôn, quận Hà Đông chia sẻ.

Theo Bộ GD&ĐT, đề thi các bài thi/môn thi tốt nghiệp THPT năm 2022 nằm trong chương trình THPT, có sự phân hóa phù hợp bảo đảm kết quả thi chính xác, khách quan dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH. Năm 2023, kỳ thi cơ bản sẽ giữ nguyên như năm nay.

Vẫn biết có gần 20 phương thức xét tuyển ĐH đã và đang được các trường áp dụng trong công tác tuyển sinh, trong đó có nhiều trường tổ chức kỳ thi riêng; tuy nhiên, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn là căn cứ quan trọng mà các trường sử dụng trong công tác xét tuyển. Với riêng phương thức này, chất lượng đề thi là yếu tố cốt lõi để phân loại thí sinh. Vì vậy, các trường mong muốn Bộ GD&ĐT tiếp tục nghiên cứu, xây dựng đề thi có tính phân hóa cao hơn, đảm bảo các trường có thể yên tâm sử dụng kết quả này để xét tuyển. Và khi nào vẫn còn điểm chuẩn gần 10 điểm/môn mới đỗ ĐH, khi đó vấn đề chất lượng đề thi tốt nghiệp THPT vẫn còn được đặt ra.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường THCS vẫn được kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển sinh lớp 6

Trường THCS vẫn được kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển sinh lớp 6

10/01/2025 | 12:02

Kinhtedothi- Liên quan đến quy chế tuyển sinh THCS, Bộ GD&ĐT cho biết, khi thực hiện xét tuyển lớp 6, nếu số lượng học sinh đáp ứng tiêu chí vẫn vượt so với chỉ tiêu được giao thì nhà trường sẽ xây dựng tiêu chí xét tuyển riêng, trong đó có bài kiểm tra, đánh giá năng lực.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ