Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Điều trị ung thư: Không quá lo tác dụng phụ của xạ trị

Kinhtedothi - Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 126.000 ca mới mắc ung thư và 94.000 ca tử vong do ung thư, gấp 9 lần con số tử vong do tai nạn giao thông. Dự kiến đến năm 2020, cả nước có tối thiểu 189.344 ca ung thư mới mắc. Theo Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam GS.TS Nguyễn Bá Đức, để điều trị ung thư, có khoảng 50 - 60% bệnh nhân có chỉ định điều trị xạ trị.

 GS.TS Nguyễn Bá Đức
Giáo sư có thể cho biết phương pháp xạ trị phổ biến nhất hiện nay là gì và xạ trị có tác dụng thế nào trong điều trị bệnh ung thư?
- Trước đây, các máy móc trị xạ rất thô sơ, nhưng hiện nay, với trình độ phát triển của khoa học công nghệ, chúng ta có máy trị xạ rất hiện đại nên việc điều trị ung thư hiệu quả hơn rất nhiều. Có 3 phương pháp chính để điều trị ung thư, đó là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Tùy trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể.

Xạ trị còn được gọi là liệu pháp xạ, có thể được áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác như phẫu thuật, hóa trị hoặc thuốc. Xạ trị sử dụng những hạt năng lượng cao hoặc các sóng như tia X-quang, tia Gamma, chùm tia điện tử hoặc proton để phá hủy hay tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp này sẽ giết chết vật chất di truyền trong các tế bào ung thư dẫn tới làm mất khả năng phát triển và lây lan của chúng.
Để đảm bảo độ an toàn tối ưu cho bệnh nhân trong quá trình điều trị, các bác sĩ xạ trị sẽ phối hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị chính để đưa ra phương thức xạ tốt nhất cho từng ca bệnh cụ thể. Mỗi phương án điều trị được thiết kế phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân, loại và giai đoạn ung thư, kích thước và vị trí khối u cũng như tiền sử bệnh của từng người bệnh.

Nhiều bệnh nhân lo ngại, quá trình xạ trị sẽ để lại nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, giáo sư có thể lý giải về điều này?

- Phương pháp nào cũng có tác dụng phụ, tuy nhiên không quá nghiêm trọng. Tia phóng xạ như gama, proton khi chiếu vào cơ thể, các nhà y học đã tính toán là dùng tia xạ đó vào vùng khối u hay vùng có hạch di căn để diệt tế bào ung thư. Như thế nó sẽ có tác dụng phụ, toàn cơ thể sẽ ít nhiều mệt mỏi. Và khi chiếu vào vùng nào trên cơ thể sẽ có những tác dụng phụ khác nhau. Nếu trước đây, dùng các máy thế hệ cũ sẽ có tác dụng phụ nhiều, còn nay máy xạ trị hiện đại sẽ hạn chế hơn rất nhiều. Thông thường, tác dụng phụ sau xạ trị giảm dần và hết sau 3 - 6 tháng.

Để giảm tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần làm gì, thưa giáo sư?

- Khi điều trị theo liệu trình, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh trong quá trình xạ trị cần làm gì cũng như cách thức dùng thuốc. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh cần suy nghĩ tích cực, không làm việc quá sức, tập thể dục nhẹ, ăn uống đủ chất, dùng thêm các loại thực phẩm giàu năng lượng như bơ, sữa, trứng, nước ép (trái cây, rau, thịt). Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trong thời gian xạ trị không nên mang thai, hoặc muốn có thai sau khi điều trị phải cung cấp thông tin và hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này.

Giáo sư có thể cho biết, những sai lầm nào mà người xạ trị ung thư hay mắc phải?

- Chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp khi phát hiện ung thư thì bản thân bệnh nhân và gia đình rơi vào hoảng loạn, suy sụp. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Chúng tôi luôn khuyên người bệnh hãy lạc quan, ung thư không phải là án tử. Người bệnh cần đi khám, phát hiện sớm, khi không may mắc bệnh, không nên giấu bệnh mà hãy chia sẻ với người thân để sẵn sàng về thời gian, tài chính, đặc biệt là ổn định tâm lý. Người bệnh cần tuân thủ liệu trình, phác đồ điều trị mà bác sĩ đã chỉ định.

Xin cảm ơn ông!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

16/01/2025 | 13:49

Kinhtedothi - Gần đây, số ca mắc cúm, viêm phổi, viêm phế quản do các loại vi khuẩn, virus nhập viện tăng cao, chủ yếu là các bệnh nhi, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền. Đáng nói, nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh, trở nặng, nhập viện muộn.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ