Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đổi mới chỉ có ý nghĩa khi tất cả người dân được hưởng thành quả

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chia sẻ với các đại biểu dự Đại hội Công Đoàn Việt Nam lần thứ XII về cơ chế phân phối thành quả phát triển kinh tế tới mỗi người lao động, người dân để tạo động lực cho người lao động.

Trong khuôn khổ Đại hội Công Đoàn Việt Nam lần thứ XII, chiều 24/9, Diễn đàn Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ với đại biểu dự Đại hội Công đoàn với chủ đề “Công đoàn Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước” đã được tổ chức.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh đổi mới, tăng trưởng kinh tế chỉ có ý nghĩa khi tất cả mọi người được chăm lo. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, phát biểu tại sự kiện này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định công cuộc đổi mới, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế do Đảng khởi xướng và Chính phủ thực hiện không thể thành công nếu không có sự tham gia của các tầng lớp nhân dân và mỗi người lao động. Thành quả của đổi mới, tăng trưởng kinh tế không có ý nghĩa gì nếu người dân không được thụ hưởng. Đổi mới, tăng trưởng kinh tế chỉ có ý nghĩa khi tất cả mọi người được chăm lo.
Nhắc lại thông điệp của Thủ tướng Chính phủ về nội hàm của sự phát triển là “Không ai bị bỏ lại phía sau”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Quốc hội, Chính phủ đã và đang hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn về các vấn đề lao động, việc làm, tiền lương, BHYT, BHXH, các chính sách an sinh khác.
Đặc biệt, hệ thống chính sách pháp luật này dựa trên nguyên tắc thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm mối quan hệ bên trong doanh nghiệp (giữa giới chủ và người lao động) diễn ra tốt đẹp, hài hòa.
“Chính sách cải cách tiền lương và cải cách BHXH vừa được Trung ương thông qua đã thể hiện rõ nguyên tắc này”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ.
Cụ thể, Nghị quyết của Trung ương đã hoàn thiện thể chế lương tối thiểu (theo tháng, theo giờ) để bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động, làm căn cứ để công đoàn thoả thuận lương với giới chủ doanh nghiệp, làm cơ chế điều tiết thị trường lao động. Hiện nay, Thủ tướng đang chỉ đạo hoàn thiện cơ chế thỏa thuận để xác định mức lương tối thiểu, củng cố vai trò của Hội đồng Tiền lương quốc gia, tăng số lượng thành viên độc lập, giao Tổng cục Thống kê công bố mức sống tối thiểu hằng năm để hình thành các kênh thông tin đánh giá việc thực thi chính sách tiền lương. Chính phủ sẽ tăng cường kiểm tra để bảo đảm chính sách được thực thi hiệu quả.
Về chính sách cải cách BHXH, Trung ương đã thiết kế mô hình BHXH đa tầng. Theo đó, tầng thứ nhất là lương hưu xã hội-trợ cấp tuổi già. Tầng thứ hai là chính sách bảo hiểm cơ bản, bao gồm BHXH xã hội bắt buộc (hưu trí, tử tuất, thai sản, tai nạn, thất nghiệp và chính sách bảo hiểm tự nguyện). Trong tầng thứ hai này, Nhà nước cũng hỗ trợ một phần đối với một số đối tượng hộ nghèo, khó khăn để khuyến khích họ đóng góp khi tham gia BHXH, bảo đảm cuộc sống về sau. Tầng bảo hiểm thứ ba là bảo hiểm hưu trí bổ sung để phục vụ cho những người lao động có thu nhập cao, muốn gia tăng đóng góp để hưởng bảo hiểm cao hơn.
Chủ trương của Đảng cũng cho phép rút ngắn thời gian đóng BHXH từ 20 năm xuống còn 15 năm và hướng tới chỉ còn 10 năm để hưởng lương hưu, bảo đảm bình đẳng giữa người lao động ở khu vực công-tư, bình đẳng giới. Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo các bộ khơi thông thị trường lao động, đào tạo cán bộ, tăng cường liên thông thị trường trong và ngoài nước, tăng cường kết nối lao động, đào tạo nghề.
Ngoài các chính sách an sinh xã hội cho người lao động về trường học, bệnh viện, nhà trẻ, đất đai, tín dụng... Chính phủ đang trình Quốc hội dành một phần tăng thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2016 - 2020 để hỗ trợ lãi suất tín dụng nhà ở xã hội.
Về vấn đề này, theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, ngoài ý nghĩa an sinh còn góp phần thúc đẩy đầu tư tư nhân tham gia xây dựng nhà ở xã hội. “Cứ 1 đồng vốn của Nhà nước bỏ ra xây dựng nhà ở xã hội sẽ thu hút được 10 đồng của xã hội”.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực đại diện của Công đoàn cơ sở, “phủ sóng” nhiều hơn tới cả khối doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp tư nhân.
“Công đoàn mạnh lên, thực sự đại diện cho người lao động thì không tổ chức nào có thể cạnh tranh được với tổ chức của Liên đoàn Lao động. Chính phủ sẵn sàng đồng hành với Công đoàn thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội công đoàn”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ