Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đổi mới để thích ứng

Kinhtedothi - Với phương châm hoạt động "hướng về cơ sở, vì người lao động", 90 năm sau khi thành lập (28/7/1929 - 28/7/2019), tổ chức công đoàn đã khẳng định vai trò “cầu nối”, là nơi trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

 Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến tặng quà cho Tổ Môi trường số 1 nhân dịp Tết Nguyên đán 2018
Nhưng trước thực tế lực lượng công nhân ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong sự phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu của đoàn viên đối với tổ chức công đoàn ngày càng cao, những mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động cũng nhiều hơn và hơn hết là yêu cầu hội nhập, đòi hỏi công đoàn phải đồng hành hơn nữa, thấu hiểu hơn nữa.
Có thể nói rằng, nhiều năm qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp công đoàn (CĐ) đã rất tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, tổ chức đối thoại và nâng cao hiệu quả thương lượng, ký kết, thực hiện thỏa ước lao động tập thể trong DN... Hình thức hoạt động đã bớt hình thức hay những con số mang tính thành tích, mà theo sát người lao động trong việc làm, thu nhập, mọi mặt đời sống. Đặc biệt, bất kể hoạt động nào cũng quan tâm để người lao động tiếp cận được tất cả cơ chế chính sách mình được thụ hưởng; để họ hiểu và tự bảo vệ mình và quan trọng nhất là làm đúng luật. Thật đáng mừng khi người lao động đã tin tưởng vào CĐ, coi tổ chức CĐ là “người bạn đồng hành”.
Nhưng nói như thế không phải mọi kết quả đều toàn diện. Thực tế, tại không ít nơi, tình trạng đình công vẫn diễn ra, rồi những mâu thuẫn mới phát sinh như tranh chấp lao động, tiền lương, giờ làm việc, điều kiện sinh hoạt của công nhân… đã trở thành những “điểm nóng” khiến dư luận chú ý. Khởi nguồn của những điều đó phần nhiều là do tình trạng vi phạm pháp luật về lao động vẫn khá phổ biến, trong khi vai trò của CĐ lại chưa rõ nét. Hơn thế nữa, một “khoảng trống” chưa thể lấp đầy, khi còn khá nhiều DN khu vực ngoài nhà nước thiếu tổ chức CĐ.
Khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong tương lai người lao động có quyền tự do thành lập hoặc gia nhập tổ chức mà họ lựa chọn làm đại diện... CĐ không còn là tổ chức duy nhất. Chưa kể đến việc hội nhập quốc tế, cũng đòi hỏi lớn hơn trong các yêu cầu về bảo vệ quyền lợi của người lao động. Một trong những vấn đề đặt ra là phải làm sao để cả người sử dụng lao động và người lao động thấy được vai trò của CĐ, để CĐ thể hiện rõ nét hơn tiếng nói của mình là một câu hỏi không hề nhỏ hiện nay. Và trước những thách thức lớn nhất ấy đòi hỏi CĐ tiếp tục đổi mới mình hơn nữa để thích ứng, để thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; để kịp thời có tiếng nói giải quyết tận gốc những mâu thuẫn trong quan hệ lao động phát sinh. Hoạt động CĐ có trọng tâm, trọng điểm hơn, giảm bớt các hoạt động bề nổi, hướng hoạt động vào các nhiệm vụ cốt lõi như công tác đối thoại xã hội, thương lượng tập thể, chương trình phúc lợi đoàn viên...
Với một chặng đường 90 năm trưởng thành và không ít giá trị vững bền đã được khẳng định, những người lao động vẫn hy vọng rằng, trong một chặng đường mới, tổ chức CĐ với những giải pháp, mục tiêu đặt ra thế nào đi chăng nữa, vẫn cần người cán bộ CĐ phải có nghiệp vụ, bản lĩnh, mạnh dạn kiến nghị, tham gia kịp thời, giải tỏa các “điểm nóng”, bức xúc của người lao động. Để các bên tham gia quan hệ lao động cần hiểu và thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, nhất là những gì pháp luật đã quy định. Đây cũng là một tâm tư lớn của hàng trăm triệu cán bộ viên chức, người lao động gửi tới tổ chức CĐ Việt Nam vào dịp kỷ niệm ngày thành lập này.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ