Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đưa thuốc Remdesivir vào hỗ trợ điều trị Covid-19: Thêm cơ hội cho bệnh nhân Covid-19

Kinhtedothi - Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp như hiện nay, nhất là tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam nên sau khi xem xét kỹ các khía cạnh về chất lượng, hiệu quả, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế thống nhất bổ sung thuốc kháng virus Remdesivir vào phác đồ điều trị Covid-19. Việc đưa thuốc Remdesivir về Việt Nam được đánh giá sẽ góp phần đẩy nhanh phục hồi cho bệnh nhân Covid-19.

Remdesivir hỗ trợ điều trị, không phải là thuốc đặc trị
Ngày 8/8, Bộ Y tế tiến hành phân bổ lô thuốc Remdesivir đầu tiên với 10.000 lọ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân  Covid-19. Dự kiến có khoảng 8-10 bệnh viện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp nhận, đưa vào sử dụng điều trị.
Đề đến vấn đề này, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, thời gian qua, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế đã phát huy hiệu quả trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19. Việt Nam cũng luôn cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị về Covid-19 trên thế giới.
Theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh, trong các thuốc được cập nhật, các thành viên Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế cũng đã thảo luận về việc sử dụng Remdesivir, được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân Covid-19 nặng, có SpO2 từ 94% trở xuống, bệnh nhân thở máy, điều trị ECMO (tim, phổi nhân tạo), bệnh nhân cần ô xy... Theo các chuyên gia của hội đồng, hiệu quả của các thuốc, đặc biệt là thuốc mới, sẽ thường có các bàn luận, tranh cãi. Tuy nhiên, với bệnh nhân nặng, thuốc mới chính là thêm cơ hội được điều trị. Với thuốc kháng virus mới, cũng là thêm cơ hội cho bệnh nhân, đặc biệt với bệnh nhân nặng, và ngành y tế luôn điều trị các bệnh nhân với tinh thần còn nước còn tát.
 Remdesivir là thuốc hỗ trợ điều trị, không phải là thuốc đặc trị Covid-19. 
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Remdesivir là thuốc hỗ trợ điều trị, không phải là thuốc đặc trị Covid-19. Đây là thuốc mới nên việc sử dụng thuốc cho người bệnh phải được bác sĩ chỉ định. Liều dùng của thuốc tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong quá trình điều trị, các cơ sở y tế cũng cần theo dõi chặt chẽ chất lượng, hiệu quả của thuốc. Thuốc kháng virus Remdesivir sẽ không phải thử nghiệm lâm sàng mà được đưa vào điều trị ngay cho người bệnh. Toàn bộ lô thuốc kháng virus Remdesivir điều trị Covid-19 về Việt Nam sẽ được chuyển cho các cơ sở y tế ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam sử dụng hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 ở thể trung bình và nặng.
Trước đó, lô thuốc Remdesivir đầu tiên do Vingroup nhập khẩu đã về tới sân bay Tân Sơn Nhất. Lô thuốc sản xuất tại Ấn Độ và chuyến hàng đầu tiên đã được bên mua thuê chuyên cơ chuyển thuốc về Việt Nam. Đây là lô đầu tiên thuốc Remdesivir trong số 500.000 lọ mà tập đoàn đặt mua để trao tặng cho Bộ Y tế nhằm góp phần đẩy nhanh phục hồi cho bệnh nhân Covid-19. Với 500.000 lọ, số thuốc trên có khả năng hỗ trợ điều trị cho khoảng 80.000 đến 100.000 bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam.
Người dân tuyệt đối không tích trữ, tự ý sử dụng thuốc
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, ngay trong sáng 8/8, Bộ Y tế đã phân bổ lô thuốc Remdesivir đầu tiên với 10.000 lọ cho khoảng 8 - 10 bệnh viện điều trị Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh. Remdesivir là thuốc kháng virus được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt khẩn cấp để điều trị BN Covid-19. Remdesivir đã được 50 quốc gia như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ và EU... đưa vào phác đồ điều trị từ tháng 5/2020.
Thông qua nguồn tặng, viện trợ, thời gian qua, Việt Nam cũng đã sử dụng Remdesivir để điều trị cho một số bệnh nhân Covid-19 tại một số cơ sở y tế. Kết quả bước đầu cho thấy, thuốc Redemsivir giúp bệnh nhân giảm lượng vi rút nhanh. Tuy nhiên, Thứ trưởng Sơn lưu ý, người dân tuyệt đối không săn lùng và tự ý sử dụng thuốc này. Việc chỉ định, liều lượng sử dụng thuốc Remdesivir phải do các bác sĩ tại các cơ sở điều trị ra y lệnh.
Về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, đợt dịch lần này có nhiều điểm khác biệt so với các đợt dịch trước. Hiện nay, phác đồ điều trị của Việt Nam được xây dựng dựa trên việc lựa chọn, áp dụng kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân từ nhiều quốc gia. Với thuốc điều trị Covid-19 cũng vậy, Việt Nam đều căn cứ vào nghiên cứu của thế giới. Và thuốc Remdesivir không phải là chiến lược mới trong điều trị bệnh nhân Covid-19 của Việt Nam, nhưng trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, với những thứ như thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 có tiềm năng thì Việt Nam sẽ đưa vào áp dụng. “Mọi thứ chúng ta đang “bơi giữa một cơn bão” nên trong tình hình hiện nay, chúng ta bám vào được thứ gì thì bám. Còn những phương pháp cần thiết, có tính quyết định, hiệu quả cao, Việt Nam đã đưa vào phác đồ điều trị từ trước đó” - bác sĩ Cấp nói.
Đồng quan điểm, TS Vũ Minh Điền - Phó giám đốc Trung tâm Phòng chống dịch và tiêm chủng vaccine, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho rằng, thuốc Remdesivir là một thuốc kháng virus hiện nay được cho là có hiệu quả nhất trong các thuốc kháng virus được thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, hiệu quả trên người Việt Nam như thế nào thì cần có một thử nghiệm một đối chứng. Trong trường hợp khẩn cấp, nước ta có thể vừa điều trị vừa đánh giá. Sau thời gian sử dụng sẽ đánh giá xem có thực sự hiệu quả như nghiên cứu ở trên thế giới hay không. “Đây không phải thuốc đặc trị mà là thuốc kháng virus hỗ trợ giống như Tamiflu trong điều trị cúm, làm cho thời gian thanh lọc virus, giảm thời gian điều trị. Đặc biệt, đây là thuốc dùng theo đơn của bác sĩ, do đó người dân tuyệt đối không tích trữ, tự ý sử dụng. Nếu thuốc được dùng đại trà, dùng không đúng chỉ định, sẽ rất gây nguy hiểm. Thuốc Remdesivir không phải thuốc uống mà là thuốc truyền, phải có nhân viên y tế thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ” - TS Vũ Minh Điền khuyến cáo.
Chiến lược điều trị bệnh nhân Covid-19 của Việt Nam đến làn sóng thứ 4 gần như không thay đổi so với trước. Thế giới có phương pháp gì Việt Nam cũng dùng phương pháp đó. Biến chủng Delta (biến chủng Ấn Độ) chủ yếu lây lan nhanh, tác động làm bệnh nặng lên chưa rõ ràng. Vì vậy trong điều trị, việc phân loại, sàng lọc bệnh nhân, theo dõi sát là quan trọng nhất. Trường hợp nào có diễn biến xấu phải can thiệp ngay. Đây là cứu cánh để hạn chế tăng bệnh nặng và tử vong.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà - Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

16/01/2025 | 13:49

Kinhtedothi - Gần đây, số ca mắc cúm, viêm phổi, viêm phế quản do các loại vi khuẩn, virus nhập viện tăng cao, chủ yếu là các bệnh nhi, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền. Đáng nói, nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh, trở nặng, nhập viện muộn.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ