Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đức, Mexico phản đối giải pháp quân sự để giải quyết cuộc khủng hoảng Venezuela

Kinhtedothi - Các ngoại trưởng Đức và Mexico cho rằng kịch bản can thiệp quân sự ở Venezuela sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc tại quốc gia Nam Mỹ này.

Đức, Mexico phản đối giải pháp quân sự để giải quyết cuộc khủng hoảng Venezuela.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung ở TP Mexico hôm 2/5, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas và người đồng cấp Mexico Marcelo Ebrard lên tiếng phản đối bất kỳ kịch bản can thiệp quân sự nào ở Venezuela, đồng thời cho rằng hành động này sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc.
"Mexico lên án bất kỳ nỗ lực can thiệp quân sự nào ở Venezuela hoặc bất kỳ quốc gia nào khác ở khu vực Mỹ Latinh. Đó sẽ là một thảm họa và một sai lầm lớn nếu điều này xảy ra", Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard nói tại cuộc họp báo chung ở thủ đô Mexico.
Theo Bộ trưởng Ebrard, Mexico ủng hộ mạnh mẽ một giải pháp hòa bình nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Venezuela và lập trường này trùng khớp với quan điểm của Berlin.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas tái khẳng định quan điểm của Liên minh châu Âu (EU), đó là sẵn sàng tạo điều kiện cho việc đối thoại giữa các bên để giải quyết tình hình bất ổn chính trị ở Venezuela. Đồng thời, ông Maas không loại trừ khả năng tăng cường các biện pháp trừng phạt của EU đối với Venezuela, theo hãng truyền thông Economista.
Tình hình căng thẳng ở Venezuela leo thang kể từ tháng 1, sau khi lãnh đạo phe đối lập Venezuela, ông Juan Guaido, tự phong là “tổng thống lâm thời”, và được chính quyền Mỹ và các đồng minh ủng hộ.
Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc ủng hộ Tổng thống hợp hiến Nicolas Maduro. Tại châu Mỹ, MexicoUruguay đã từ chối công nhận ông Guaido, tuyên bố trung lập và đề nghị thúc đẩy giải quyết khủng hoảng thông qua đối thoại.
Tình hình Venezuela diễn biến hết sức căng thẳng khi phe đối lập nước này được một nhóm “nhỏ” quân đội ủng hộ, âm mưu đảo chính hôm 30/4 vừa qua. Tuy nhiên, âm mưu vừa “nhen nhóm” này đã bị chính phủ hợp hiến của Tổng thống Nicolas Maduro dập tắt tức thì. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đã lên án ý đồ sử dụng “bạo lực” để giải quyết khủng hoảng, đồng thời kêu gọi đối thoại giữa các bên.
Hiện tình hình đã nằm trong quyền kiểm soát của Chính phủ hợp hiến Venezuela. Phát biểu trước những người ủng hộ, Tổng thống Maduro hôm 1/5 tuyên bố sẽ chính phủ nước này sẵn sàng triển khai một “đại kế hoạch thay đổi đối với cuộc Cách mạng Bolivar” nhằm khắc phục những thiếu sót.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ