Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đừng để nước đến chân mới nhảy!

Kinhtedothi - Trong khi tình hình dịch Covid-19 tại Trung Quốc dường như đang được kiểm soát, số ca mắc và tử vong chững lại thì nỗi hoang mang đang bao trùm nhiều nước bởi dịch bùng phát mạnh bên ngoài Trung Quốc. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, cánh cửa ngăn chặn dịch lan rộng ra thế giới đang dần nhỏ hẹp.

Thực tế, chỉ trong 3 ngày qua, số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Hàn Quốc đã tăng theo cấp số nhân. Tính đến chiều ngày 24/2, Hàn Quốc đã ghi nhận 763 ca nhiễm, 7 người đã tử vong, trong đó có 2 nhân viên y tế
. Điều đáng lưu ý, từ ngày 19/2, giới chức Hàn Quốc lo ngại SARS-CoV-2 có thể bùng phát nghiêm trọng hơn tại đây, sau khi xuất hiện ca "siêu lây nhiễm" bắt nguồn từ một nhà thờ địa phương. Đó là trường hợp một phụ nữ 61 tuổi, sau khi dự lễ ở nhà thờ của giáo phái Shincheonji đã lây cho 100 người và dịch cứ thế lan rộng, bùng phát. Hiện Hàn Quốc đã trở thành ổ dịch lớn thứ hai trên thế giới bên ngoài Trung Quốc đại lục (ổ dịch lớn nhất là Nhật Bản nhưng phần lớn ca nhiễm có cùng nguồn gốc là một du thuyền).
Trước đó, virus SARS-CoV-2 cũng lây lan khắp Á, Âu chỉ từ một hội thảo kinh doanh ở Singapore. Có thể nói, hiện nay sự xuất hiện những ổ dịch nằm cách xa Vũ Hán - tâm dịch ban đầu, những ca nhiễm được lây lan từ Trung Đông về Bắc Mỹ và nhiều nước châu Á cho thấy tình hình dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng.
Nhìn lại, hầu hết việc lây lan dịch trong cộng đồng ngoài Trung Quốc, đều xuất phát từ nơi tập trung đông người. Đây là một bài học đau xót của sự chủ quan trong khi tình hình dịch Covid-19 đang hết sức khó lường. Tại Việt Nam, từ ngày 13/2 đến nay không ghi nhận thêm ca nhiễm mới, 15/16 trường hợp nhiễm đã ra viện, chỉ còn 1 bệnh nhân tại Vĩnh Phúc đang có tiến triển tốt. Có thể nói, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thời gian qua, Việt Nam đã khống chế và kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19.
Nhưng 2 ngày qua, sau khi nhận định tình hình dịch diễn biến rất phức tạp, Việt Nam tiếp tục có những ứng phó kịp thời. Từ 15 giờ chiều 23/2, Bộ Y tế đã chính thức áp dụng triển khai việc thực hiện tờ khai y tế bắt buộc đối với tất cả các hành khách nhập cảnh từ Hàn Quốc vào Việt Nam. Ngay trong chiều 23/2, Hà Nội đã họp khẩn, triển khai các biện pháp ứng phó. Điều mừng là Hà Nội chưa có ca mắc, tất cả các trường hợp nghi nhiễm từ trước đến nay đều âm tính. Hà Nội cũng đã tính đến kịch bản ứng phó với dịch lây lan trong cộng đồng. Hiện tất cả các tuyến y tế đã sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân. Về xét nghiệm SARS-CoV-2, TP đã được Bộ Y tế đồng ý thực hiện xét nghiệm sàng lọc; về cách ly y tế, cũng đã sẵn sàng cơ sở để cách ly.
Tuy nhiên, nếu vỡ trận như ở Trung Quốc, Hàn Quốc, việc kiểm soát nguồn lây lan là rất khó. Đặc biệt, nếu số lượng người nghi nhiễm và số người phải cách ly y tế quá lớn, mọi việc sẽ rất khó khăn. Ngay cả chuyện khẩu trang phòng bệnh, đã “cháy hàng” cả tháng nay, dự kiến sẽ còn “cháy” dài nếu tình hình dịch ngày càng tệ. Rồi trang thiết bị phòng hộ cho các lực lượng chống dịch, đặc biệt là nhân viên y tế… tất cả sẽ là một bài toán khó. Ngoài ra, khi số mắc trong cộng đồng tăng cao, phải tính đến trường hợp như ở Hàn Quốc, vì mọi tình huống đều rất có thể xảy ra, trong kịch bản ứng phó của Hà Nội đã đề cập đến, thì sự khó khăn sẽ bội phần.
Dù đã lường trước mọi việc, lãnh đạo TP cũng đã có những chỉ đạo rất quyết liệt. Tuy nhiên, việc phòng chống dịch, cần sự vào cuộc của tất cả mọi người. Hãy rút kinh nghiệm từ bài học lây lan dịch ở các nước. Ngành Y tế đã có khuyến cáo rất đầy đủ, đối với từng trường hợp: Trong gia đình, nơi công sở, trung tâm thương mại, trên xe công cộng, trường học, bệnh viện… Mỗi người dân hãy làm đúng khuyến cáo của ngành y, phòng bệnh cho chính mình cũng là cho gia đình và cả cộng đồng. Tất cả, đừng để nước đến chân mới nhảy!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

16/01/2025 | 13:49

Kinhtedothi - Gần đây, số ca mắc cúm, viêm phổi, viêm phế quản do các loại vi khuẩn, virus nhập viện tăng cao, chủ yếu là các bệnh nhi, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền. Đáng nói, nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh, trở nặng, nhập viện muộn.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ