Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dùng điện thoại khi lái xe, nguy cơ tai nạn giao thông cao gấp 4 lần

Ông Uông Việt Dũng - Phó Chánh Văn phòng, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết, sử dụng điện thoại khi lái xe là một hành vi vi phạm an toàn giao thông phổ biến hiện nay.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sử dụng điện thoại di động khi lái xe khiến nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông tăng gấp 4 so với trạng thái tập trung.
“Nếu không thực hiện ngay những giải pháp nhằm ngăn chặn triệt để thì tỷ lệ các vụ tai nạn giao thông liên quan đến hành vi này sẽ tiếp tục tiếp tục tăng cao trong thời gian tới”, ông Dũng nhìn nhận.
Sinh viên cam kết không sử dụng điện thoại khi lái xe. (Ảnh: Quỹ AIP cung cấp)
Thông tin này được đưa ra tại sự kiện hơn 1.000 sinh viên của trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh diễu hành tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên về việc không sử dụng điện thoại khi lái xe tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 27/10 được phối hợp giữa Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia với Quỹ UPS và Quỹ Phòng chống Thương vong châu Á (Quỹ AIP).
Sự kiện này là một hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án Hành trang an toàn với khẩu hiệu “Điện thoại hay lái xe? Chỉ một mà thôi!” khi nhận được nhiều những cam kết của sinh viên và người tham dự về việc không sử dụng điện thoại khi lái xe.
Theo bà Mirjam Sidik - Giám đốc điều hành của Quỹ AIP, Quỹ AIP tiến hành khảo sát ban đầu với 1.543 sinh viên tại 10 trường đại học dự án ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội để đánh giá tác động của các hành vi mất tập trung khi lái xe trên sinh viên Việt Nam.
Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, chỉ có 46,6% sinh viên được khảo sát có kiến thức đúng về các hành vi mất tập trung khi lái xe. Hơn nữa, 71% sinh viên được khảo sát cho rằng các hành vi mất tập trung khi lái xe là bình thường, ít nguy hiểm hoặc thậm chí không gây nguy hiểm.
Theo bà Mirjam Sidik, chiến dịch lần này tập trung vào việc cải thiện các hành vi mất tập trung khi lái xe của những người trẻ, thiếu kinh nghiệm điều khiển xe máy thông qua sự kết hợp các chương trình giáo dục an toàn giao thông tại trường và chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng và cũng tăng cường ý thức đội mũ bảo hiểm cho trẻ em thông qua việc trao tặng mũ bảo hiểm đạt chuẩn và các hoạt động giáo dục.
Nhấn mạnh dự án Hành trang an toàn đã và đang triển khai các nội dung và hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt là sinh viên các trường đại học về tác hại của việc sử dụng điện thoại khi lái xe, ông Uông Việt Dũng đánh giá, dự án cũng hướng tới việc các bạn sinh viên tham gia sẽ trở thành những đại sứ tích cực và hiệu quả trong việc tuyên truyền an toàn giao thông cho chính bạn bè và người thân của mình.
Bạn Dương Mỹ Hảo - Đại sứ An toàn Giao thông và sinh viên của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: "Không ai lường được hậu quả của việc sử dụng điện thoại khi lái xe nguy hiểm như thế nào, cho đến khi gặp phải tai nạn”.
Ông Eduardo Martinez - Chủ tịch của Quỹ UPS, Giám đốc đa dạng văn hóa và hòa nhập cho rằng, dự án Hành trang an toàn được tài trợ bởi Quỹ UPS và được tiến hành triển khai tại Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Dự án tiếp cận đối tượng thanh thiếu niên, những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lái xe môtô, xe gắn máy để nâng cao nhận thức của họ về những hành vi sao nhãng và mất tập trung khi lái xe, đồng thời nâng cao tỷ lệ đội mũ bảo hiểm ở trẻ em.
“Nhân viên của UPS rất vui mừng khi có thể dành thời gian và công sức của mình để tuyên truyền hậu quả của việc sử dụng điện thoại di động khi lái xe cho đối tượng thanh thiếu niên. UPS cam kết hỗ trợ các chương trình tập trung vào việc kết nối mọi người và xây dựng cộng đồng bền vững hơn”, ông Eduardo Martinez nói.
Trước đó, nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Đức đã đề xuất cấm sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe ôtô. Cơ quan quản lý Nhà nước nâng cao mức phạt hành chính và bổ sung hình phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại nhắn tin hoặc nghe gọi để đủ mức độ răn đe đối với người điều khiển ôtô; tăng cường công tác tuần tra xử phạt; nâng cao nhận thức của người dân về tác hại nguy hiểm của hành vi sử dụng điện thoại trong lúc lái xe...
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ