Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đường dành riêng cho xe đạp: Chưa đủ hấp dẫn

Kinhtedothi - Sau hơn 1 tháng triển khai, tuyến đường dành riêng cho xe đạp ven sông Tô Lịch bước đầu đã được người dân đón nhận nhưng vẫn còn vắng vẻ, đìu hiu.

Còn nhiều bất cập

Từ ngày 1/2, Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức thí điểm làn đường dành riêng cho xe đạp ven sông Tô Lịch, dài 2,3km. Phần đường này được điều chỉnh từ đường dành riêng cho người đi bộ dọc đường Láng. 

Tuy nhiên, sau hơn 1 tháng đi vào hoạt động, tuyến đường này lại chưa hấp dẫn được nhiều người đi xe đạp sử dụng. Trái ngược với tình trạng đông đúc của đường Láng vào các khung giờ cao điểm, đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ ven sông Tô Lịch lại khá vắng vẻ, chỉ lác đác một vài người đi bộ hay đạp xe. Nhiều người dân vẫn lựa chọn đạp xe trên tuyến đường chính, cùng với ô tô, xe máy thay vì sử dụng làn đường này.

Đường dành riêng cho xe đạp lác đác người dân sử dụng.

Ông Lê Thanh Bình (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Có đường dành riêng cho xe đạp là rất tốt nhưng các nút chắn bố trí chưa hợp lý. Lúc bắt đầu có đường này, tôi cũng đi xe đạp ra nhưng vì phải nhấc xe qua các rào chắn nên tôi lại quay về đi bộ. Với người khỏe thì không sao, nhưng những người già đã ngoài 70 như tôi, khớp đau, rất ngại nhấc xe đạp qua”. 

Theo ghi nhận thực tế trên dọc tuyến đường, hiện vẫn có nhiều rác thải bủa vây ở dải phân cách, thậm chí có những nơi tràn cả xuống lòng đường dành riêng. Cùng với đó, việc sông Tô Lịch đang bị ô nhiễm, nhất là ở các cửa cống xả bốc mùi xú uế rất khó chịu, đã làm ảnh hưởng đến việc thư giãn, vận động trong khi đạp xe, đi bộ của người dân. 

Rác và lá cây tràn xuống lòng đường, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Chị Nguyễn Thị Linh (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Mình thấy trong đường cho xe đạp này, rác và lá cây không được dọn thường xuyên so với thời gian đầu tuyến đường được đưa vào hoạt động. Còn mùi bốc lên từ phía sông Tô Lịch ở ngay bên cạnh cũng khá khó chịu. Mình muốn đường sạch hơn, đúng nghĩa là tuyến đường xanh dành cho người đi bộ và đi xe đạp”.

Ông Nguyễn Văn Cường (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Tôi hầu như ngày nào cũng sử dụng tuyến đường này, kết hợp cả đạp xe và đi bộ. Nhưng dọc tuyến đường thường xuyên có những điểm tập kết rác thải, cộng với mùi sông Tô Lịch là một điều hạn chế người dân sử dụng. Một điểm bất tiện khác nữa là nếu từ phần đường đối diện đi qua, tôi phải tìm những nút giao để sang, do đường Láng phương tiện đông đúc nên cũng khá lo lắng”.

Tiếp tục cải thiện

Với đặc trưng của Hà Nội, có nhiều ngõ nhỏ, hẹp nên điều kiện để người dân tiếp cận với các dịch vụ vận tải hành khách khối lớn còn nhiều bất cập, trở ngại. Chính vì vậy, xe đạp sẽ là phương tiện trung chuyển và kết nối phù hợp nhất giữa người dân với tàu điện, xe buýt.

Việc triển khai làn đường dành riêng cho xe đạp sẽ góp phần hạn chế xe máy, ô tô, thu hút người dân sử dụng phương tiện xanh, bảo vệ môi trường. Đồng thời, di chuyển trên đường dành riêng dành cho xe đạp ven sông Tô Lịch sẽ rộng rãi và an toàn hơn so với việc đi cùng với ô tô, xe máy trên tuyến đường Láng. Thế nhưng hiện nay, tuyến đường này khá vắng vẻ và ít người sử dụng.

Ông Nguyễn Văn Cường (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi đồng ý là có rào chắn góp phần đảm bảo an toàn cho người đi xe đạp, không để xe máy đi vào làn dành riêng. Tuy nhiên, đồng thời cũng có phần gây khó khăn cho những người đi xe đạp, đặc biệt là người già và trẻ em, phải xuống dắt xe hoặc nhấc xe lên để qua rào. Để thu hút, khuyến khích thêm nhiều người dân sử dụng đường này, tôi nghĩ cần có giải pháp thay đổi”. 

Đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết: “Phần rào chắn tại các nút giao đã có sẵn từ trước, thuộc về đường dành riêng cho người đi bộ. Sau thời gian thí điểm, ghi nhận ý kiến của người dân, chúng tôi đang nghiên cứu, học tập cách làm của các địa phương đã triển khai đường dành riêng cho xe đạp để có những điều chỉnh phù hợp, thuận lợi với người dân.”

Tuyến đường riêng cho xe đạp vừa hỗ trợ giải quyết nhu cầu đi lại của người dân, vừa bảo vệ môi trường, và cũng hạn chế được phần nào phương tiện cá nhân, giải tỏa áp lực giao thông đô thị. Với những ưu điểm như vậy, hy vọng rằng sở GTVT sẽ sớm có những nghiên cứu, đánh giá để khắc phục bất cập còn tồn tại, giúp tuyến đường ngày càng hấp dẫn và thu hút được nhiều người dân sử dụng hơn.

 

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ