Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Em nghe chăng… trong nắng Thu Hà Nội

Thu Hà Nội không chỉ xuất hiện trong tác phẩm âm nhạc, hội họa mà còn được dệt lên bởi những câu từ lắng đọng lòng người

Nhắc tới mùa Thu mà phải là Thu Hà Nội, có lẽ rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã coi đây là “đề tài” chính trong tác phẩm của mình: “Em nghe chăng, trong lắng sâu nơi hồng trái tim mình/Hà Nội mùa Thu, ôi sao xuyến trong lòng ta/Như bâng khuâng nghe gió đưa/Vang vọng giữa Ba Đình/Lời Người thu năm ấy/Màu cờ Thu năm ấy/Vẫn đây xanh trời mây” (“Hà Nội mùa Thu”, tác giả Vũ Thanh)…

Thu Hà Nội không chỉ xuất hiện trong tác phẩm âm nhạc, hội họa mà còn được dệt lên bởi những câu từ lắng đọng lòng người: “Mỗi mùa một màu sắc, mùa Xuân tràn trề sức sống mãnh liệt, mùa Hạ nắng vàng rực rỡ nhưng oi ả, mùa Đông u ám và lạnh lẽo, chỉ có mùa Thu là nhẹ nhàng và lãng mạn, có những chiếc lá vàng, hương hoa bưởi, hoa sữa phảng phất trong gió”…

Ảnh: Internet

Vậy mùa Thu Hà Nội có gì nhỉ mà làm xao xuyến tâm hồn của biết bao người nghệ sĩ, biết bao người từ khắp mọi miền Tổ quốc? Theo cảm nhận riêng của tác giả, Thu Hà Nội cuốn hút lòng người bởi sau những ngày nắng chói chang, bất cứ ai phải bước ra con đường trưa Hè cũng cảm thấy chùn bước vì nóng và sự ngột ngạt; rồi mưa dài lê thê, hậu quả của những cơn dông bão cũng qua đi, thay vào đó lúc này là không khí dễ chịu, ánh nắng dịu dàng hơn rất nhiều, đôi khi kèm theo cơn gió heo may se se lạnh. Đi dọc hồ Tây và hồ Gươm chiều Thu lộng gió ngắm phố phường Hà Nội, cảm thụ không khí Thu ùa về, tôi tin bạn sẽ thấy sự dễ chịu đến không ngờ và bất giác cảm thụ được vẻ đẹp rất riêng, rất đặc trưng của Hà Nội.

Không chỉ là tiết trời, đến cái nắng của Hà Nội khi Thu về cũng có màu sắc rất nên thơ. Trong sớm mai tinh khiết, nắng mỏng tang, mang màu vàng nhẹ khẽ lướt trên những mái nhà rêu phong, cổ kính, đi qua những con sóng lăn tăn mặt hồ Gươm.

Thời điểm này đây, bạn không muốn trốn vào một nơi nào thật kín trong nhà để tránh sự nóng nực như những ngày mùa Hạ mà lúc này đây, bạn muốn xách xe lên đi một vòng Hà Nội; hay đôi khi đi bộ thật chậm để cảm thụ sự chuyển động của nắng, của không khí tinh khôi ngày nắng mới.

Mái tóc khẽ bung nhẹ, ánh mắt xao xuyến nhìn dòng người còn thưa thớt đi từng ngả đường chợt bừng lên “tình yêu Hà Nội” hơn bao giờ hết… Điều đáng nói, khi màu vàng của nắng hòa trong những gam màu vàng của lá bay từ những con đường, từ những rặng cây bên hồ, lá chao nghiêng uốn lượn như con thuyền nhỏ vàng ươm chao lượn nơi phố phường, tôi không biết bạn hình dung điều gì giữa khung cảnh này nhưng với riêng tôi, tôi nghĩ về những ước mơ được chở đi từ gió, từ lá và từ không gian bốn bề của Hà Nội. 

Mùa Thu về, Hà Nội được khoác trên mình một màu áo mới, mà chủ đạo ở đây là gam vàng. Đi dọc các tuyến phố, dưới những tán cây rộng như Nguyễn Tri Phương, Phan Đình Phùng, Trần Phú, Nguyễn Du…đâu đâu ta cũng thấy nét lãng mạn và thi vị của lá vàng rơi.

Bước chân của người bộ hành lúc này chậm hơn bởi được níu từ những nét rất đặc trưng của Hà Nội. Trong không khí ấy, hít một hơi thật dài, ta còn cảm nhận được mùi thơm của hoa sữa, phảng phất trong gió. Những bông hoa nhỏ li ti, trắng ngần, kết thành từng chùm ở cạnh nhau như những rải trắng giữa không gian Hà Nội.

Chỉ cần một cây hoa sữa nở cũng đủ ngát hương một góc phố… Cùng với hoa sữa, nhành hoa cúc, thạch thảo, bách nhật, bươm bướm... cũng thi nhau nở rộ trong cái se se lạnh của Thu Hà Nội khiến Thu hơn bao giờ hết thêm vàng óng, là điểm nhấn trong ký ức không nguôi của những con người đã từng bước qua.

Quả thực, Hà Nội mùa Thu thật đẹp, chẳng thế mà trong ngôn từ của mình, nhạc sỹ Trần Quang Lộc, thơ Tô Như Châu cũng phải thốt lên thế này: “Có phải em là mùa thu Hà Nội? Tuổi phong sương, ta cũng gắng đi tìm/Có phải em, mùa Thu xưa?..." (Tác phẩm “Có phải em là mùa thu Hà Nội”-nhạc sĩ Trần Quang Lộc).

Thu Hà Nội không chỉ mang theo những con nắng vàng hanh hao, hương hoa thơm lừng góc phố mà còn mang tới món quà rất đặc trưng, đó là cốm Vòng Hà Nội. Đây là đặc sản mùa Thu mà bất cứ ai ghé qua “trái tim của Tổ quốc” mà phải vào đúng mùa Thu đều không thể bỏ lỡ-thức quà mang hồn quê nhưng không kém phần tinh tế của người Hà Nội; thế rồi hương vị của sấu chín, hương thanh thanh, kèm theo vị ngọt và một chút muối ớt, bấy nhiêu thôi nhưng nó trở thành món quà không thể thiếu của những cô cậu học trò…

Thu đến, thật nhẹ nhàng nhưng đủ sức lay động mọi thi nhân, thực khách bởi Thu Hà Nội thật đẹp. Ở đó chứa đựng những điều giản dị nhưng rất Hà Nội, để rồi trong tim ai đó, Thu Hà Nội mãi đong đầy... 

Sấu chín - một món quà thu của Hà Nội gây lưu luyến

Sấu chín - một món quà thu của Hà Nội gây lưu luyến

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

17/01/2025 | 21:55

Hơn 20 năm không ngừng sáng tạo và đổi mới, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã thổi một làn gió mới vào nghệ thuật sơn mài truyền thống, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của làng nghề Thủ đô. Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tạo ra 45 bức tượng rắn độc đáo với nhiều hình thái khác nhau.

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

16/01/2025 | 17:39

Kinhtedothi - Từ ngày 18/1, tại nhiều điểm di sản, giao lưu văn hóa như phố cổ Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Làng cổ Đường Lâm diễn ra các chương trình trải nghiệm “Tết truyền thống” với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn.

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

29/12/2024 | 09:54

Kinhtedothi - Âm nhạc luôn gắn liền với đời sống và tâm hồn người dân Thủ đô, góp phần tạo nên văn hóa đặc sắc của Hà Nội. Để xây dựng chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh, cần bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống, đồng thời khuyến khích những sáng tạo mới.

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

27/12/2024 | 11:58

Kinhtedothi - Sáng 27/12, UBND quận Ba Đình tổ chức tổng kết thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2025.

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

23/12/2024 | 21:31

Kinhtedothi - Trong nhịp sống hối hả của thời đại, việc giữ gìn sự sạch sẽ và văn minh nơi công cộng không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là thước đo văn hóa của cả cộng đồng. Thế nhưng, xả rác bừa bãi tưởng chừng như nhỏ nhặt lại đang trở thành một vấn đề nhức nhối.

Tin tài trợ