Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gần 40 năm, mới được một vụ bội thu được mùa, được giá

Theo ghi nhận, nông dân tại các tỉnh, thành miền Tây đang thu hoạch vụ lúa hè thu với tâm trạng phấn khởi vì giá lúa cao đỉnh điểm, cộng với năng suất lúa cao.

Tuy nhiên, theo nhiều nông dân , dù được xem là được mùa, được giá, nhưng nếu trừ hết các chi phí và chia theo thời gian canh tác, thu nhập thật sự nông dân cũng chỉ ở mức rất thấp.

Theo ghi nhận, nông dân tại các tỉnh, thành miền Tây đang thu hoạch vụ lúa hè thu với tâm trạng phấn khởi vì giá lúa cao đỉnh điểm, cộng với năng suất lúa cao. Tuy nhiên, theo nhiều nông dân, dù được xem là được mùa, được giá, nhưng nếu trừ hết các chi phí và chia theo thời gian canh tác, thu nhập thật sự nông dân cũng chỉ ở mức rất thấp.

Nông dân miền Tây thu hoạch vụ lúa hè thu. Ảnh: Bích Ngọc  

Gần 40 năm mới có một niềm vui

Hiện nay, nông dân tại các tỉnh, thành miền Tây như Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng,... đang tiến hành thu hoạch vụ lúa hè thu năm 2023.

Theo ghi nhận, tại Hậu Giang, giá lúa tươi được thương lái thu mua tại ruộng từ 7.000 - 8.200 đồng/kg, tuỳ loại. Trung bình sản lượng thu hoạch dao động từ 8 đến 10 tấn/ha. Được biết, vụ lúa hè thu năm nay, đa số nông dân được cả mùa lẫn giá.

Vừa thu hoạch xong 1,5ha đất ruộng, lão nông Nguyễn Văn Còn (huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) tỏ ra phấn khởi vì được một vụ mùa bội thu.

Ông Còn cho biết: "Lúa OM 18, tôi bán với giá 7.000 đồng/kg. Vụ này trung bình mỗi công khoảng 900kg, cao hơn năm vừa rồi khoảng 100kg. Vừa cắt xong, thương lái đã đến cân ngay".

Theo lão nông này, vụ lúa hè thu năm nay là lần được mùa, được giá cao nhất từ khi ông bắt đầu tham gia sản xuất lúa. "Tôi làm ruộng gần 40 năm, mới được một vụ bội thu. Đây là lần đầu tiên, tôi bán được giá 7.000 đồng/kg, từ trước đến nay, giá lúa cao nhất cũng chỉ 6.200 đồng/kg. Đối với sản lượng lúa thu hoạch, nếu so với những vụ trước, vụ này cũng cao hơn" - ông Còn nói.

Lúa vừa thu hoạch đã có thương lái đến cân để thu mua. Ảnh: Bích Ngọc  

Anh Nguyễn Văn Thà (huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) cho biết: "5 công đất nhà tôi thu hoạch được khoảng 4 tấn lúa, cao hơn vụ trước khoảng 200kg. Vừa cắt xong đã bán cho thương lái với giá 7.000 đồng/kg. Vụ này, với 5 công đất (0,5 ha - PV), gia đình tôi lãi khoảng 14 triệu đồng".

Trúng mùa, được giá nhưng vẫn lo

Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui được một vụ mùa bội thu, nhiều nông dân vẫn thẳng thắn nhìn nhận đồng lời có được từ trồng lúa vẫn rất thấp.

Anh Thà cho biết: "Để có được 14 triệu đồng này, phải đợi 3 tháng trời ròng rã gieo trồng, chăm sóc 5 công đất của cả nhà. Nếu tính luôn thời gian chuẩn bị làm đất, cày xới trước đó thì cũng mất khoảng 4 tháng. 14 triệu đồng cho 4 tháng, tính ra mỗi tháng thu nhập của cả gia đình tôi được 3,5 triệu đồng".

Theo người nông dân này, lợi nhuận của vụ này cũng là số tiền để anh trang trải cho cả gia đình cho đến thu hoạch vụ mùa tiếp theo. Nếu tính giai đoạn làm đất, gieo trồng rồi thu hoạch vụ lúa thu đông kế tiếp sẽ mất khoảng 4 tháng, 14 triệu đồng cho 4 tháng, lo cho 3 người trong gia đình thì cuộc sống có thể nói vẫn rất chật vật, khó khăn.

Được mùa, được giá, nhưng thu nhập thật sự của nông dân vẫn thấp. Ảnh: Phương Anh  

"Trúng mùa, được giá thì mừng. Mừng vì lời được vài trăm nghìn, nhiều thì vài triệu mà có tiền xoay sở cuộc sống. Tuy nhiên, nếu không tằn tiện, làm thuê, làm mướn kiếm thêm thì không thể lo được cho gia đình" - anh Thà nói.

Tương tự, sau khi thu hoạch 1,5ha lúa, trừ hết chi phí, lão nông Nguyễn Văn Còn thu lời được khoảng 35 triệu đồng.

Ông Còn cho biết: "Năm nay, lời hơn vụ trước khoảng 5 triệu đồng, vậy đã rất quý. Những năm trước, vụ hè thu bán giá thấp còn bị mất mùa, gia đình tôi rơi vào cảnh không có tiền ăn Tết. 35 triệu đồng này, nếu tiết kiệm thì không phải hụt tiền cho 4 tháng tiếp theo".

Theo ông Còn, lợi nhuận thu được tùy thuộc vào điều kiện đất canh tác của mỗi gia đình. Hộ nào đất nhiều thì lời nhiều, đất ít thì lời ít. Nhưng không phải nông dân nào cũng có nhiều đất để canh tác. Do đó, dù là được mùa, được giá nhưng nông dân làm ruộng trước nay vẫn chưa thể giàu.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

11/01/2025 | 15:29

Kinhtedothi - Tỉnh Sơn La đang có trên 21.000 ha cà phê, sản lượng tăng đều qua các năm và giá trị kinh tế ngày càng cao, giúp đời sống người trồng cà phê ngày một phát triển và tạo nhiều việc làm cho lao động mùa vụ.

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

09/01/2025 | 07:41

Kinhtedothi - Tối 8/1, UBND huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) tổ chức khai mạc Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách năm 2025 với chủ đề “Sắc màu Chợ Lách”. Lễ hội diễn ra từ ngày 8-12/1/2025 với chuỗi hoạt động đặc biệt.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ