Giá xăng dầu hôm nay 15/5: Nhích dần do lo ngại suy thoái kinh tế
Kinhtedothi - Tại phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá của 2 loại dầu phổ biến nhất thế giới đã tăng hơn 2% khi nỗi lo ngại nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và áp lực tăng lãi suất đã giảm bớt.
Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 15/5 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 8/2023 tăng 0,8%, lên mức 73,71 USD/thùng. Còn dầu Brent giao tháng 7 tăng 0,6%, lên mức 77,44 USD/thùng.
Các chuyên gia nhận định, tuần trước, cả dầu Brent và WTI đều đã lao dốc khoảng 1% do lo ngại ngày càng tăng về suy thoái kinh tế của Mỹ, những tác động bất lợi của nó đối với hàng hóa theo chu kỳ và dữ liệu kinh tế chưa cao của Trung Quốc.
Cả 2 mặt hàng dầu tiêu chuẩn đã trải nghiệm tuần giảm thứ tư liên tiếp dù đã tăng khá tốt hai phiên giao dịch đầu tiên của tuần nhưng lại giảm tốc ở ba phiên còn lại.
Tuần trước, giá dầu leo dốc khi lo ngại về suy thoái kinh tế của Mỹ giảm bớt và thị trường cân nhắc kế hoạch bổ sung dầu cho kho dự trữ dầu chiến lược của Mỹ.
Tuy nhiên, giá dầu đã không thể kéo dài đà tăng sang phiên giao dịch thứ ba của tuần khi dữ liệu kinh tế cho thấy lạm phát ở Mỹ vẫn ở mức cao. Trong tháng 4, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 0,4%, CPI lõi cũng tăng 0,4%, chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng 0,2%. Điều này cho thấy lạm phát ở Mỹ đã giảm nhưng mức lạm phát vẫn cao.
Điều có càng củng cố khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất hơn nữa để kiềm chế lạm phát. Fed đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản ở cuộc họp chính sách hồi đầu tháng và phát tín hiệu về việc dừng tăng lãi suất, tuy nhiên các quan chức Fed vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất.
Đặc biệt, tình trạng hỗn loạn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng Mỹ đã củng cố rủi ro suy thoái, làm tăng khả năng xảy ra suy thoái vào cuối năm nay. Mỹ có GDP lớn nhất thế giới, do đó, suy thoái kinh tế có thể làm giảm nghiêm trọng tốc độ tăng trưởng toàn cầu, làm giảm nhu cầu đối với nhiên liệu hóa thạch trên diện rộng.
Từ đó có thể có tác động bất lợi đến giá dầu, với hầu hết các tổn thất có thể tập trung vào thời điểm bắt đầu sụt giảm, do tính chất hướng tới tương lai của thị trường. Thất bại về trần nợ của Mỹ đang khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn đối với các mặt hàng năng lượng.
Mặc dù Mỹ đạt đến giới hạn nợ vào tháng 1, Bộ Tài chính vẫn có thể tiếp tục thanh toán các hóa đơn của mình bằng cách sử dụng các biện pháp đặc biệt, nhưng tiền mặt có thể cạn kiệt ngay từ đầu tháng 6 nếu chính phủ liên bang không thực hiện hành động khắc phục.
Nếu giới hạn vay của Mỹ không sớm được nâng lên, thì tình trạng vỡ nợ có thể xảy ra chỉ trong vài tuần, gây ra những hậu quả thảm khốc cho nền kinh tế và hệ thống tài chính.
Mặc dù giá dầu liên tục giảm, nhưng nhiều nhà phân tích vẫn kỳ vọng, giá sẽ sớm tăng trở lại khi thị trường dầu thiếu cung và nhu cầu trở lại vào những tháng tới.
Giá xăng dầu hôm nay 11/5: Lạm phát khiến dầu thô lao dốc
Kinhtedothi - Fed có thể tăng lãi suất, lạm phát ở Mỹ vẫn cao đẩy giá xăng dầu thế giới lao dốc. Theo chu kỳ điều hành, giá xăng dầu trong nước dự báo giảm lần thứ ba liên tiếp, khoảng 1.000 đồng/lít.
Giá xăng dầu hôm nay 12/5: Dữ liệu kinh tế yếu đẩy giá dầu lao dốc
Kinhtedothi – Xăng dầu thế giới lao dốc không phanh khi cả dầu Brent và WTI của Mỹ cùng giảm khoảng 2%, xuống mức thấp nhất do dữ liệu kinh tế yếu từ Mỹ và Trung Quốc.
Giá xăng dầu hôm nay 14/5: Tuần thứ tư giảm, lùi xa mốc 80 USD/thùng
Kinhtedothi - Dữ liệu kinh tế cho thấy lạm phát ở Mỹ cao, trong khi dự trữ dầu thô tăng, đồng USD mạnh lên… là những yếu tố khiến giá xăng dầu tiếp tục lao dốc tuần thứ tư liên tiếp. Cả Brent và WTI lùi xa mốc 80 USD/thùng.