Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giai đoạn II đại án DABank: Đề nghị truy tố bị can Trần Phương Bình thêm 2 tội

Kinhtedothi - Sau khi bị xử tù chung thân ở giai đoạn I về các tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” vì gây thiệt hại hơn 3.608 tỷ đồng xảy ra tại DABank, bị cáo Trần Phương Bình tiếp tục bị khởi tố thêm 2 tội ở giai đoạn II của đại án.

Ngày 15/11, Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra (KLĐT) và chuyển hồ sơ qua Viện KSND Tối cao để đề nghị truy tố 12 bị can ở giai đoạn II của đại án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á (DABank).
Theo đó, bị can Trần Phương Bình (SN 1959, nguyên Tổng Giám đốc DABank, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT và Chủ tịch HĐTD DABank) bị đề nghị truy tố 2 tội: “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi hành công vụ”.
Bị cáo Trần Phương Bình bị xử tù chung thân ở giai đoạn I đại án xảy ra tại DABank.
11 bị can còn lại bị đề nghị truy tố tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, gồm: Nguyễn Thị Ngọc Vân (nguyên Phó Tổng Giám đốc DABank); Nguyễn Đức Tài, Nguyễn Chí Công (nguyên Giám đốc DABank, Phó Trưởng Phòng tín dụng DABank Sở giao dịch); Phạm Huy Luận, Vũ Đức Dũng và Nguyễn Văn Bảo (Giám đốc, Phó Giám đốc và Trưởng Phòng tín dụng DABank chi nhánh quận 4); Nguyễn Quang Thọ và Phạm Chiến Quốc (nguyên Phó Giám đốc và Trưởng Phòng tín dụng DABank chi nhánh quận 9); Nguyễn Tăng Ngọc Linh và Nguyễn Chí Thiện (nguyên Phó giám đốc và nguyên cán bộ DABank chi nhánh quận 10); Phùng Ngọc Khánh (nguyên Chủ tịch Công ty Cổ phần M&C).
Trước đó, sau khi kết thúc điều tra giai đoạn I, truy tố và xét xử 26 bị can về 3 nhóm tội danh, gây tổng thiệt hại hơn 3.608 tỷ đồng tại DABank. Đến ngày 24/12/2018, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can giai đoạn II với 6 vụ án và các bị can nêu trên.
Theo Cơ quan CSĐT Bộ Công an, đối với tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” liên quan đến sai phạm của các khoản vay thuộc nhóm Hiệp Phú Gia, nhóm Tân Vạn Hưng, nhóm Đồng Tiến và nhóm M&C. Đối với tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi hành công vụ” liên quan đến việc DABank chi lãi ngoài cho một số tổ chức gửi tiền tại DABank.
Bản KLĐT xác định với vai trò Tổng Giám đốc, Chủ tịch HĐTD DABank, ông Trần Phương Bình đã chỉ đạo các hoạt động tín dụng, ngân quỹ, đầu tư tại DABank, lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy định Luật Kế toán, Luật Các tổ chức tín dụng và điều lệ của DABank, gây thiệt hại 9.642 tỷ đồng.
Cơ quan CSĐT xác định ông Bình là chủ mưu, chỉ đạo cấp dưới cho nhóm khách hàng Hiệp Phú Gia vay tiền gây thiệt hại trên 3.326 tỷ đồng, nhóm khách hành Đồng Tiến vay tiền gây thiệt hại 393 tỷ đồng, nhóm khách hành M & C vay tiền gây thiệt hại 3.949 tỷ đồng, nhóm Tân Vạn Hưng vay tiền gây thiệt hại 1.010 tỷ đồng…
Ngoài ra, ông Bình có hành vi chiếm đoạt tài sản thông qua chỉ đạo thuộc cấp xuất quỹ sai nguyên tắc 75 tỷ đồng nhằm trả nợ các khoản vay cá nhân và sử dụng vào mục đích riêng. Song song đó, bị can ông Bình còn chỉ đạo cấp dưới cho 2 tổ chức, 5 cá nhân thuộc nhóm Hiệp Gia Phú vay 11 khoản với tổng số tiền 1.820 tỷ đồng và xuất quỹ chi 78 tỷ đồng để sử dụng, 1.735 tỷ đồng mua 5 tài sản của nhóm TTC và 163 tỷ đồng sử dụng cho mục đích khác. Sau đó, ông Bình chỉ đạo cấp dưới lập chứng từ thu khống 1.349 tỷ đồng trả nợ cho 30 khoản vay liên quan đến việc mua 5 tài sản của nhóm TTC, đầu tư dự án Ricland Hill… gây thiệt hại 886 tỷ đồng.
Cũng theo Cơ quan điều tra, 6 vụ án đã được khởi tố ở giai đoạn II thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ