Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giải pháp nào giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động

Kinhtedothi - Theo Tổng cục Thống kê, 11 tháng năm 2022, cả nước có 194,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 33,2% so với cùng kỳ.

Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường vẫn cao

Trong tháng 11/2022, cả nước có 11.943 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 8,3% so với tháng trước và tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, cả nước còn có 6.267 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 60,6% so với tháng trước và tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 11 tháng năm 2022, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 132,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 24,3%.

Đáng chú ý, có 4.006 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 1,3% và tăng 13,7%; có 5.095 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 21,3% và tăng 9,8%; có 1.422 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 11,2% và tăng 13,2%.

Tính chung 11 tháng năm 2022, cả nước có 194,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 17,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 132,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 24,3%; bình quân một tháng có 12 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Về chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11 ước tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2022, IIP ước tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 4,2%). 

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và giảm ở 2 địa phương trên cả nước (Trà Vinh giảm 24%; Hà Tĩnh giảm 16,9%).

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/11/2022 tăng 0,4% so với cùng thời điểm tháng trước, và tăng 5,9% so với cùng thời điểm năm trước.

Theo các chuyên gia kinh tế, nhìn vào thống kê số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn là con số đáng báo động với việc 132,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 24,3%. Bình quân có tới 12 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong một tháng. Nếu chúng ta không có những giải pháp tháo gỡ kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trong năm 2023.

Đề xuất các giải pháp giữ chân doanh nghiệp

Trước việc nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hang phải đóng cửa, dừng hoạt động, mới đây Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đang tổng hợp nội dung kiến nghị đến Bộ LĐTB&XH, Bảo hiểm Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và các ban ngành liên quan, đề nghị trích Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, miễn giảm phí công đoàn, giãn đóng bảo hiểm xã hội để hỗ trợ doanh nghiệp, giữ việc cho công nhân.

Thực tế, do biến động của tình hình thế giới khiến nhiều ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như da giày sụt giảm 20-30% đơn hàng; dệt may giảm 30-50%; chế biến gỗ giảm 70%; công nghiệp phụ trợ giảm 50%… Gần nửa triệu lao động chính thức bị ảnh hưởng trực tiếp. Nhiều doanh nghiệp cố gắng chưa cắt giảm công nhân song đã ngừng tăng ca, giảm giờ làm, cắt phép năm cho người lao động.

VCCI cho rằng, lúc này Nhà nước cần có chính sách giúp doanh nghiệp giữ chân, giữ việc cho lao động.

VCCI cho rằng, lúc này Nhà nước cần có chính sách giúp doanh nghiệp giữ chân, giữ việc cho lao động. Trong đó việc trích Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp là khả thi bởi đây là quỹ ngắn hạn và hiện kết dư khá nhiều, khoảng 55.750 tỷ đồng sau khi gia hạn hỗ trợ thêm hơn 414.000 lao động thuộc Nghị quyết 116 (gói 38.000 tỷ đồng) và quỹ vẫn đảm bảo an toàn. Nguồn quỹ này tăng hàng năm chủ yếu do hai bên đóng góp, hỗ trợ doanh nghiệp trên thực tế cũng là chi về cho người lao động.

VCCI nêu ý kiến, cơ quan chức năng có thể hỗ trợ trực tiếp chi phí cho doanh nghiệp đào tạo lại hoặc nâng cao tay nghề cho lao động trong thời gian phù hợp. Mục đích là giữ chân công nhân trong bối cảnh thiếu việc làm, thay vì để họ phải về quê, họ được tham gia các khóa đào tạo phù hợp với những vị trí việc làm mà doanh nghiệp đang bị thiếu hụt; sau này khi đơn hàng trở lại, các công ty cũng không phải tuyển mới.

Rút kinh nghiệm từ các gói hỗ trợ trước, dù có hỗ trợ đào tạo lại cho lao động nhưng doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn, có công ty mất 6 tháng làm hồ sơ, xây dựng phương án nhưng cuối cùng lại không được phê duyệt. Vì vậy, chính sách hỗ trợ ở thời điểm này cần đột phá hơn với điều kiện được nới lỏng hơn, như giãn đóng bảo hiểm xã hội để hỗ trợ doanh nghiệp, giữ việc cho công nhân.

Ngoài ra theo VCCI, nhiều doanh nghiệp kiến nghị được miễn giảm phí công đoàn. Thay vì chuyển nguồn kinh phí lên công đoàn cấp trên thì Nhà nước cho doanh nghiệp hoặc công đoàn cơ sở giữ lại để hỗ trợ cho lao động trong thời gian nhất định. Qua giai đoạn này, doanh nghiệp tiếp tục đóng góp đầy đủ.

Doanh nghiệp cũng qua VCCI kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng để doanh nghiệp được vay vốn chăm lo cho người lao động. Đồng thời, Chính phủ nới điều kiện cho vay gói hỗ trợ lãi suất 2%, bình ổn giá xăng dầu, điện để sản xuất được ổn định; kiến nghị xem xét gia hạn gói 26.000 tỷ đồng bởi nhiều chính sách hỗ trợ cho lao động lẫn doanh nghiệp phù hợp áp dụng trong thời điểm này.

 

Khi doanh nghiệp khát vốn, ngân hàng cạn “room”

Khi doanh nghiệp khát vốn, ngân hàng cạn “room”

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thu mua phế liệu trọn gói – Bảng giá phế liệu hôm nay

Thu mua phế liệu trọn gói – Bảng giá phế liệu hôm nay

09/01/2025 | 16:35

Kinhtedothi - Bạn đã bao giờ tự hỏi phế liệu xung quanh có thể biến thành tiền như thế nào chưa? Dịch vụ tại công ty có nhanh chóng quy trình thanh toán rõ ràng không? Giá thu mua có hấp dẫn? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá tất cả các bí mật về thu mua phế liệu.

Khơi thông dòng chảy chuyển đổi số nâng vị thế cho doanh nghiệp

Khơi thông dòng chảy chuyển đổi số nâng vị thế cho doanh nghiệp

09/01/2025 | 15:34

Kinhtedothi - Chuẩn hoá mô hình nhà máy thông minh từ chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp nâng cao trình độ quản trị và công nghệ, từ đó tăng vị thế, sức cạnh tranh. Song để khơi thông dòng chảy cần sự nỗ lực của chính doanh nghiệp, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ