Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giải pháp nào kiềm chế "ma men sau tay lái" vào dịp Tết?

Kinhtedothi - Dịp Tết luôn là thời điềm gia tăng tình trạng sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện. Một phần không nhỏ do thói quen sử dụng rượu bia của người dân. Vậy đâu là giải pháp nào kiềm chế vấn nạn này?

Lực lượng chức năng đẩy mạnh kiểm tra nồng độ cồn vào mỗi dịp lễ, Tết.

Chỉ còn một tuần nữa là đến kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Và như một câu chuyện “đến hẹn lại lên”, vấn nạn “ma men sau tay lái” lại trở thành nỗi ám ảnh đối với công tác đảm bảo trật tự, ATGT vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Nỗi ám ảnh thường trực

Thống kê của Ủy ban ATGT quốc gia cho thấy, có tới  40% số vụ TNGT và 11% số người chết liên quan rượu, bia và con số này đang có xu hướng gia tăng. Trong số 100 nạn nhân tử vong vì TNGT có liên quan đến rượu, bia, độ tuổi 15 - 29 chiếm tới gần 60%; nam giới chiếm trên 90%. Kết quả khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới đối với các nạn nhân nhập viện vì TNGT cho thấy, có tới hơn 36% số người lái xe máy và gần 67% người lái ô tô có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép.

Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 ghi nhận tín hiệu khá tích cực trong công tác đấu tranh với vấn nạn sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn khi điều khiển phương tiện giao thông. Cụ thể, trong 7 ngày nghỉ Tết Tân Sửu 2021, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý 1.879 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Nếu so sánh với con số hơn 3.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn được phát hiện vào Tết Canh Tý 2020, đây là mức giảm khá ấn tượng.

Một trong những nguyên nhân khiến vi phạm nồng độ cồn trong kỳ nghỉ Tết  Nguyên đán Tân Sửu 2021 giảm sâu được như vậy là nhờ sự ra đời của Nghị định 100/2019, trong đó có đưa ra chế tài xử phạt rất nặng đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn. Cùng với đó, lực lượng chức năng trên cả nước đã đẩy mạnh xử lý vi phạm nồng độ cồn. Việc xử lý mạnh vi phạm nồng độ cồn được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ, góp phần làm thay đổi văn hóa giao thông.

Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, vi phạm nồng độ cồn vào dịp Tết dù đã có dấu hiệu giảm mạnh trong những năm trở lại đây, nhưng số trường hợp vi phạm hiện vẫn còn ở mức cao. Đặc biệt là các vụ TNGT liên quan đến bia rượu vẫn gia tăng.

Thống kê của Bệnh viện Việt Đức cho thấy, trong 6 ngày nghỉ Tết Tân Sửu 2021, tổng số bệnh nhân bị tai nạn nói chung nhập viện là 665 ca, giảm hơn so với năm 2020 là 103 ca; trong đó số bệnh nhân TNGT giảm 25 ca nhưng số bệnh nhân TNGT có sử dụng rượu bia lại tăng với 49 ca so với năm 2020 là 35 ca. Cá biệt có ngày chỉ trong buổi sáng, có hơn 80% ca bệnh TNGT chuyển tuyến lên Bệnh viện Việt Đức có ghi nhận sử dụng rượu bia trước đó.

Điều này cho thấy, dù vi phạm nồng độ cồn giảm nhưng tình trạng điều khiển phương tiện khi sử dụng rượu bia rồi gây tai nạn lại gia tăng. Đây chính là việc rất đáng quan ngại.

 

Hiện trường vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra dưới hầm Kim Liên do "ma men" gây ra.

Cần bổ sung hình thức xử lý hình sự

Phân tích về tình trạng TNGT có nguyên nhân do rượu, bia gây ra, Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT quốc Gia Khuất Việt Hùng cho rằng, để ngăn chặn tình trạng lạm dụng rượu, bia gây TNGT trong dịp này, lực lượng công an các địa phương cần xử lý quyết liệt người uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông. “Tại các vùng nông thôn, lực lượng công an chính quy ở xã phối hợp với lực lượng tuần tra giao thông của công an huyện tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm” – ông Khuất Việt Hùng nói.

Cũng theo Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia, bên cạnh tăng cường xử phạt, việc tuyên truyền cho người dân biết quy định pháp luật về xử lý hành vi vi phạm về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện rất quan trọng. Chúng ta có thể thực hiện tuyên truyền thông qua nhiều hình thức khác nhau để tăng khả năng truyền tải thông tin.

Ông Khuất Việt Hùng cho biết, trong công tác xử phạt vi phạm nồng độ cồn cần phải quán triệt nguyên tắc không “nể nang” đối với bất kỳ trường hợp nào. Đặc biệt, Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia cho rằng về lâu dài cần bổ sung hình thức xử lý hình sự đối với các trường hợp vi phạm có nguy cơ dẫn đến TNGT.

“Thực tế, tại các quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc đã thực hiện và việc này tác động rất hiệu quả đến tâm lý, ý thức của người tham gia giao thông” – ông Khuất Việt Hùng nói.

Nhận định về tình hình vi phạm nồng độ cồn trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, các giải pháp phòng, chống dịch vẫn sẽ được triển khai tại nhiều tỉnh, TP. Tuy nhiên, với việc kỳ nghỉ Tết năm nay kéo dài nên số lượng lớn người tham gia giao thông và mức độ sử dụng rượu, bia của người dân có thể sẽ tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ATGT. Do đó, các lực lượng chức năng không thể lơi là.

 

Công tác tuyên truyền, sự răn đe của pháp luật là rất cần thiết và cần nghiên cứu tăng cường hình phạt để giảm bớt hành vi bất chấp pháp luật, tính mạng con người của những “ma men” sau tay lái. Làm sao đánh vào ý thức của người lái xe để họ thấy rằng, việc điều khiển phương tiện khi đã sử dụng rượu bia rất nguy hiểm và có thể sẽ gây ra những hậu quả nặng nề với bản thân và mọi người. Muốn tác động đến ý thức thì bước thứ nhất là cung cấp thông tin cho họ biết sử dụng rượu nguy hiểm nào, gây tai nạn, thiệt hại, đau khổ cho xã hội ra sao? Bước thứ hai là tăng cường các biện pháp, chế tài nghiêm khắc hơn. Bước thứ ba là sự kiểm soát bằng những chính sách của Nhà nước. Trong đó, công tác tuyên truyền vẫn là quan trọng.

Chuyên gia Xã hội học, PGS.TS Trương Văn Vỹ

Xử lý hơn 10.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy trong tháng 6

Xử lý hơn 10.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy trong tháng 6

Hà Nội: Không chấp hành đo nồng độ cồn người đàn ông bị phạt gần 10 triệu đồng

Hà Nội: Không chấp hành đo nồng độ cồn người đàn ông bị phạt gần 10 triệu đồng

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

17/01/2025 | 21:58

Kinhtedothi- Để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở GTVT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị tạm dừng thi công đào đường, hè trên địa bàn TP từ ngày 22/1 - 12/2/2025.

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

17/01/2025 | 14:19

Kinhtedothi – Hàng Bàng là một trong những con kênh thoát nước tại TP Hồ Chí Minh bị ô nhiễm trầm trọng, với hàng trăm hộ dân sinh sống trên kênh từ hàng chục năm qua, con kênh bị lấp hẳn. Việc khôi phục lại dòng kênh góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Tin tài trợ