Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giao dịch chứng khoán lô lẻ: Thêm “cú hích” thanh khoản

Kinhtedothi - Sau những ngày đầu thực hiện giao dịch chứng khoán lô lẻ trở lại, dù còn nhiều khó khăn trong việc khớp lệnh nhưng giới đầu tư vẫn đặt kì vọng đây sẽ là “cú hích” cho thanh khoản trong thời gian sắp tới.

Nhà đầu tư mong chờ

Sau gần 2 năm cho ngừng giao dịch lô lẻ để giải quyết tình trạng nghẽn lệnh, từ ngày 12/9 việc giao dịch này đã được thực hiện trở lại. Nếu như trước đây muốn mua cổ phiếu tại những DN có giá trị nội tại tốt với mức giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng thì nhà đầu tư phải có sẵn tiền triệu trong tài khoản. Nhưng từ ngày 12/9, chỉ với giá một bát phở hay một cốc cà phê đã có thể tham gia khớp lệnh.

Nhà đầu tư giao dịch tại một sàn chứng khoán ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Ngọc Anh là một sinh viên quản trị kinh doanh năm cuối mới tham gia thị trường chứng khoán. Với mục tiêu mua cổ phiếu tích sản, mỗi quý Ngọc Anh đặt mục tiêu tiết kiệm 3 - 5 triệu đồng nhờ việc đi làm thêm để mua cổ phiếu thuộc nhóm bluechips với mục đích đầu tư lâu dài.

Tuy nhiên, mục tiêu này không phải lúc nào cũng đạt được khi số tiền tiết kiệm ít ỏi của sinh viên này bị chi phối bởi cuộc sống. Ngay sau khi nhận thông tin có thể mua bán chứng khoán lô lẻ, Ngọc Anh đã đặt lệnh mua luôn 20 cổ phiếu MBB với số tiền chưa đầy 1 triệu đồng còn lại trong tài khoản.

Không chỉ riêng cô sinh viên tên Ngọc Anh vui mừng với thay đổi mới này mà phần đông nhà đầu tư cá nhân là người lao động, nhân viên văn phòng thậm chí những nhà đầu tư lâu năm cũng vô cùng phấn khởi. Theo anh Đình Duy, một người đầu tư chứng khoán, dù hay thực hiện mua cổ phiếu với khối lượng lớn nhưng có nhiều mã cổ phiếu thuộc danh mục đầu tư hàng năm thường nhận cổ tức với số lẻ. Ví dụ như cổ phiếu BCG, mới đây anh đã nhận cổ tức với khối lượng 115 cổ phiếu.

Trước đây, nhà đầu tư muốn giao dịch lô lẻ phải phụ thuộc vào chính sách thu mua của công ty chứng khoán. Giá bán cổ phiếu lô lẻ bằng 90% giá tham chiếu tại ngày ký hợp đồng hoặc là giá sàn ngày giao dịch, tùy thuộc quy định của từng công ty chứng khoán. Đáng chú ý, trong thời gian qua, khi thị trường đi xuống, không ít nhà đầu tư chán nản muốn đóng tài khoản, hoặc chuyển tài khoản sang công ty chứng khoán khác.

Tuy nhiên, nếu còn vướng vài lô lẻ của các cổ phiếu khác nhau, thì việc đóng được tài khoản tốn khá nhiều thời gian, thậm chí không biết chính xác phải chờ tới khi nào. Chính vì vậy, việc quay trở lại giao dịch lô lẻ là điều mà nhiều nhà đầu tư đã mong chờ.

Theo chia sẻ của Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, Phụ trách Ban Điều hành HOSE Trần Anh Đào, trong ngày đầu thực hiện giao dịch lô lẻ 12/9, khối lượng lệnh giao dịch của nhà đầu tư là trên 190.000 (chiếm khoảng 22% tổng lệnh giao dịch trên thị trường); khối lượng khớp lệnh thành công khoảng 1.320.000 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ khoảng 37% khối lượng lệnh các nhà đầu tư đã đặt).

Các chuyên gia nhận định, giao dịch lô lẻ sẽ hỗ trợ đắc lực với người có vốn ít để dễ dàng tham gia thị trường hơn. Đây có thể là những bước chân đầu tiên, đặc biệt là với những nhà đầu tư mới muốn thử nghiệm ở mức độ rủi ro thấp. Điều này sẽ giúp tăng phần nào thanh khoản toàn thị trường.

Khó khớp lệnh

Thực tế, qua những ngày đầu thực hiện giao dịch, nhiều nhà đầu tư cho biết khi đặt lệnh, chủ yếu là bán vẫn chưa thể khớp. Thậm chí đặt lệnh từ đầu phiên sáng tới cuối phiên chiều vẫn trong tình trạng “chờ khớp”. Theo lí giải của nhiều công ty chứng khoán, điều này phụ thuộc vào thanh khoản của riêng cổ phiếu đó.

Lô lẻ được giao dịch theo hệ thống khớp lệnh riêng so với hệ thống bình thường. Do đó, khi có nhà đầu tư đăng lệnh bán thì phải chờ người đặt lệnh mua đối ứng thì giao dịch mới khớp được. "Đây là điều bình thường vì theo quy định, cổ phiếu lẻ không được khớp lệnh với cổ phiếu lô chẵn, nên cổ phiếu không thể chia nhỏ ra để khớp lệnh như ở hệ thống bình thường"- một nhân viên môi giới chia sẻ.

Giới đầu tư kì vọng rằng, việc rút ngắn thời gian giao dịch xuống T+2 và cho phép giao dịch lô lẻ sẽ giúp kích thích dòng tiền chảy mạnh vào chứng khoán.

Theo nhận định của Giám đốc cao cấp Công ty Chứng khoán KIS Trương Hiền Phương, việc có cơ chế giao dịch lô lẻ sẽ giúp đại chúng hóa quan điểm đầu tư cho các nhà đầu tư chưa có cơ hội cũng như thời gian. Đồng thời giúp giới trẻ mạnh dạn hơn trong việc tham gia các “sân chơi” tài chính. Và điều này cũng phù hợp với cơ chế giao dịch trên thị trường quốc tế.

Tuy vậy, thực tế cho thấy thanh khoản trên sàn HOSE trong 2 phiên giao dịch 12 và 13/9 vẫn chưa có sự cải thiện nhiều khi chỉ đạt ngưỡng hơn 10.000 tỷ đồng. Điều này cũng thể hiện tâm lý do dự của nhà đầu tư trong giai đoạn hiện nay.

Hiện, giao dịch cổ phiếu lô lẻ được xem là xu hướng chung trên toàn cầu, bởi các thị trường chứng khoán quốc tế khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân, tạo cơ hội tiếp cận thị trường và nâng cao quản trị rủi ro. Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, từ năm 2018, tất cả các DN niêm yết trên sàn Tokyo chỉ áp dụng duy nhất lô 100 cổ phiếu (trước đó, lô giao dịch cổ phiếu tối thiểu do công ty phát hành quyết định, thường là 1.000 cổ phiếu).

Đến đầu năm 2021, Sở Giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) đã có kế hoạch giảm số lượng giao dịch tối thiểu xuống 1 cổ phiếu. Năm 2015, Sở Giao dịch chứng khoán Singapore (SGX) cũng giảm lô giao dịch tối thiểu từ 1.000 xuống 100.

Có thể thấy, việc giao dịch cổ phiếu với lô ngày càng thấp, trong đó có cả hình thức lô lẻ mang lại lợi ích cho tất cả các nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro tốt hơn nhờ phân bổ tài sản chính xác hơn, cũng như kiểm soát được các chiến lược của mình.

 

"Trong bối cảnh hiện nay giao dịch lô lẻ sẽ tác động không quá mạnh tới thanh khoản hiện tại. Bởi thị trường đang trong bối cảnh tương đối phức tạp, cả về vĩ mô trên thế giới lẫn Việt Nam. Việc áp dụng hệ thống công nghệ mới chưa thể át toàn bộ lượng thông tin bất ổn đó.

Trước mắt tác động tới thanh khoản sẽ không cao nhưng về mặt dài hạn là tốt. Tốt cho cả nhà đầu tư, thị trường và nhất là với các công ty chứng khoán khi không gặp phải áp lực xử lý lô lẻ cho nhà đầu tư." - Giám đốc phân tích tại Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt Nguyễn Minh Hoàng

Giao dịch chứng khoán lô lẻ được thực hiện theo phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục và phương thức giao dịch thỏa thuận, cụ thể: Thời gian giao dịch khớp lệnh liên tục: 9 giờ 15 - 11 giờ 30 và 13 giờ - 14 giờ 30; Thời gian giao dịch thỏa thuận: 9 giờ 15 - 11 giờ 30 và 13 giờ -15 giờ.

Giao dịch chứng khoán lô lẻ hoàn toàn tách biệt với giao dịch chứng khoán lô chẵn, các lệnh giao dịch chứng khoán lô lẻ chỉ được khớp với nhau và không được khớp với lệnh chứng khoán lô chẵn.

Nhà đầu tư chỉ được sử dụng lệnh giới hạn đối với giao dịch chứng khoán lô lẻ. Việc sửa, hủy lệnh giao dịch chứng khoán lô lẻ theo quy tắc tương tự như giao dịch chứng khoán lô chẵn.

Nhà đầu tư không được giao dịch chứng khoán lô lẻ trong ngày giao dịch đầu tiên của chứng khoán mới niêm yết. Giá khớp của chứng khoán giao dịch lô lẻ không được sử dụng để tính chỉ số.

Về mức phí giao dịch lô lẻ, theo quy định tại Thông tư số 102/2021/TT-BTC ngày 17/11/2021 của Bộ Tài chính quy định giá dịch vụ áp dụng trong lĩnh vực chứng khoán tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam, các công ty chứng khoán quyết định mức giá dịch vụ môi giới mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm nhưng tối đa 0,45% giá trị giao dịch.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ