Giao lưu, tọa đàm trực tuyến “Hôn nhân và các vấn đề pháp lý liên quan”
Kinhtedothi - Sáng 27/12, Ban Biên tập báo Kinh tế & Đô thị tổ chức giao lưu-tọa đàm trực tuyến với độc giả báo điện tử tại địa chỉ http://kinhtedothi.vn với chủ đề: “Hôn nhân và các vấn đề pháp lý liên quan”.
Hiện nay, các khách mời đã có mặt để tham gia buổi giao lưu – tư vấn pháp luật trực tuyến với độc giả của báo Kinh tế & Đô thị online với chủ đề: “Hôn nhân và các vấn đề pháp lý liên quan”.
KHÁCH MỜI THAM DỰ-
Luật sư
LS Nguyễn Quốc Việt
-
Luật sư
LS Phan Nhật Luận
-
Luật gia
LG Phạm Thu Hương
Hiện vợ chồng tôi sắp sinh thêm con thứ ba. Hành vi sinh con thứ ba có bị xử phạt không?
Tôi và chồng tôi đã kết hôn với nhau được 5 năm. Nhưng anh ta luôn có những hành vi mà tôi không thể chấp nhận được, anh ta thường xuyên đánh đập, chửi bới tôi, thậm chí trước mặt bố mẹ chồng anh ta vẫn có thể đánh tôi, anh ta còn thường xuyên chửi cả bố mẹ ruột tôi. Luật sư cho tôi hỏi với hành vi bạo lực của anh ta, tôi có thể làm gì và mức xử lý anh ta như thế nào?
Hiện nay ở địa phương tôi có tình trạng công dân chưa đủ tuổi kết hôn nhưng sống với nhau như vợ chồng không tổ chức lễ cưới. Đến nay, công dân đủ tuổi đăng ký kết hôn thì mới đến UBND xã để đăng ký kết hôn. Vậy, UBND xã có thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tảo hôn đối với trường hợp này không?
Luật sư có thể cho tôi được biết quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định như thế nào trong Luật Hôn nhân và gia đình?
Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
1. Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
2. Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.
3. Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
4. Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
5. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.
Hai vợ chồng tôi ly hôn đã hơn một năm nay. Trong bản án Tòa án tuyên chồng tôi phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con mổi tháng 2 triệu đồng. Tuy nhiên từ đó đến nay chồng tôi không đưa cho tôi một đồng nào để tôi nuôi con. Vậy làm cách nào để tôi lấy được tiền để nuôi con? Tôi hiện nay tuổi đã cao, ốm đau bệnh tật và không có công việc ổn định.
Bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà người cha không thực hiện nghĩa vụ của mình thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện công việc phải làm… theo bản án, quyết định (Điểm a, khoản 3 Điều 52 Nghị đình 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân dự, phá sản DN hợp tác xã.
Tôi đang nuôi con nhỏ 11 tháng. Gần đây vợ chồng tôi có nhiều mâu thuẫn không thể hàn gắn được. Tôi muốn làm đơn xin ly hôn. Chồng tôi không đồng ý. Vậy tôi muốn đứng đơn xin ly hôn một mình có được không? Tôi chỉ có mong muốn được nuôi con còn không yêu cầu về việc chia tài sản. Yêu cầu của tôi liệu có được đáp ứng không? Tôi rất lo sợ vì cháu là cháu nội đầu tiên của gia đình nhà chồng. Ông bà nội rất yêu quý cháu.
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. |
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ. Vì cháu mới được 11 tháng tuổi nên bạn là người được trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc, vì theo quy định của Luật, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.
Chúc bạn có đủ nghị lực, sức khỏe để nuôi con khôn lớn.
Khi vợ, chồng đã chia tài sản chung và đang xin ly hôn mà một bên chết thì người còn sống có được quyền thừa kế di sản của người đã chết không?
Từ ngày kinh doanh làm ăn thua kém (do gặp rủi ro), kinh tế gia đình tôi vì thế mà sa sút. Không những vậy tôi lại bị chồng và gia đình chồng hắt hủi, xúc phạm và ngăn cách về quan hệ gia đình…. Tôi cảm thấy rất ức chế và muốn có sự can thiệp của chính quyền để bảo vệ mình. Vậy tôi phải làm gì để nhờ chính quyền vào cuộc giải quyết tình trạng của tôi?
Bạn có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (công an phường, chính quyền địa phương, Ban Công tác mặt trận tổ dân phố, Hội phụ nữ phường…) giải quyết để ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bạn. |
Tôi ly hôn với vợ, khi con gái tôi mới 20 tháng tháng tuổi, sau khi ly hôn vợ tôi là người trực tiếp nuôi con. Tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng mỗi tháng 02 triệu đồng, nay vợ tôi đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, gửi lại con cho ông bà ngoại nuôi dưỡng. Nay tôi muốn mang con gái về nuôi nhưng ông bà ngoại không đồng ý. Vậy tôi phải làm thể nào để được trực tiếp nuôi con?
Năm nay tôi đã ngoài 20 tuổi, có ngoại hình cũng không tồi lắm, do đó hiện có nhiều bạn trại "theo đuổi", trong số đó có một người đã từng là cha nuôi của tôi và cũng là người có điều kiện hơn so với những người khác. Hiện tại tôi đang rất khó lựa chọn sao cho đúng mà không bị pháp luật cấm. Vậy xin hỏi: Tôi có thể kết hôn với người đã từng là cha nuôi được không?
Chúng tôi chưa đăng ký kết hôn, nhưng đã có con chung. Khi gia đình tôi đi làm giấy khai sinh cho con, cán bộ của xã yêu cầu phải xuất trình giấy đăng ký kết hôn. Vì nhiều lý do nên chúng tôi chưa làm được thủ tục đăng ký kết hôn. Tôi muốn giấy khai sinh của con tôi có đầy đủ cả tên bố và tên mẹ để bảo vệ quyền lợi cho con. Vậy làm thế nào để trong giấy khai sinh có cả tên bố và mẹ?
Nếu giấy đăng ký quyền sở hữu tài sản ghi tên một người vợ (hoặc chồng) thì tài sản đó là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ hoặc chồng?
Ai có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ con?
Xác định tài sản riêng của vợ hoặc chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được hiểu như thế nào?
Chúng tôi kết hôn năm 2000, năm 2010 bố mẹ tôi có tặng cho hai vợ chồng một ngôi nhà mái bằng tọa lạc trên diện tích 68m, thời gian qua vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, vợ tôi đơn phương ly hôn và đòi chia tài sản một nửa nhà đất trên. Trong khi vợ tôi không có công sức đóng góp gì, việc vợ tôi đòi ½ nhà đất tôi không đồng ý. Vậy nhà bố mẹ tôi cho có phải chia cho vợ tôi không?
2. Không cấm kết hôn đồng giới: Khoản 2 Điều 8 quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính".
3. Cho phép mang thai hộ: Luật Luật HN&GĐ đã chính thức thừa nhận và cho phép mang thai hộ với mục đích nhân đạo (từ Điều 93 đến Điều 98), song phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.
4. Tài sản của vợ chồng: Luật bổ sung quy định về tài sản riêng của vợ, chồng (khoản 2 Điều 43): “Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng”.
Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng: “Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn” (Điều 47).
5. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
Luật quy định ngoài vợ, chồng hoặc cả hai người yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Chồng không có quyền ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
6. Nghĩa vụ đối với con khi ly hôn
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên, thì phải xem xét nguyện vọng của con.
7. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Bổ sung điểm mới nổi bật: “Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến yếu tố: Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”.