Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giữ nét đẹp ngày Xuân

Kinhtedothi - Theo tục lệ xa xưa của ông cha, trong thời khắc đầu tiên của năm mới, khởi đầu một mùa Xuân, người người, nhà nhà xum họp bên mâm cỗ đón giao thừa.

Vào giây phút trang trọng ấy, con cháu chúc thọ cha mẹ, ông bà. Các bậc cao niên trong dòng họ, gia đình mừng tuổi cho con cháu, đặc biệt là đám con trẻ. Đã từ lâu, mừng tuổi hay lì xì trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, là dịp để trao nhau những lời chúc tốt đẹp với hy vọng có một năm mới bình an, may mắn.

Ảnh minh họa.

Trong cuốn Việt Nam phong tục, cụ cử Phan Kế Bính có ghi: Cúng gia tiên xong thì con cháu chúc thọ ông bà cha mẹ, lạy hai lạy. Ông bà cha mẹ mừng tuổi cho con cháu, mỗi đứa một vài xu hoặc một vài hào, gọi là tiền mừng tuổi.
Thường thì người ta bỏ tiền vào chiếc phong bao nhỏ màu đỏ để mừng tuổi, với ý nghĩa cầu mong mọi điều may mắn, tốt lành. Ông bà, cha mẹ mừng tuổi cho con trẻ hay kèm theo lời chúc hay ăn chóng lớn, học giỏi, ngoan ngoãn. Đó cũng được xem là sự gửi gắm, nhắc nhở. Những năm 60 thế kỉ trước, mọi người thường chuẩn bị những đồng Một hào đỏ tươi, mặt trước có hình Quốc huy, mặt sau in hình đoàn tàu đang chạy. Cũng cần nói thêm là trong bộ tiền giấy hồi ấy (được phát hành năm 1958), chỉ có tờ Một hào, mệnh giá thấp nhất và tờ Mười đồng mệnh giá cao nhất, mặt trước có ảnh Cụ Hồ, mặt sau in hình ảnh Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, là in màu đỏ. Mà màu đỏ của tờ Một hào xem ra tươi hơn, thắm hơn, có giá trị vừa phải nên hay được dùng để mừng tuổi cho con trẻ. Ít hơn là mừng tuổi 5 xu, ít nữa thì 2 xu. Thế nên trẻ con ngày Tết dạo ấy trong túi quần, túi áo thường lóc xóc tiếng đồng xu va vào nhau. Thỉnh thoảng lại bỏ ra, so xem đứa nào có nhiều đồng xu mới, chứ không phải là nhiều tiền hơn. Những đồng hào, xu mới tinh được trao cho con trẻ ấy đã vượt khỏi cái mệnh giá nó mang, trở thành một lời cầu chúc, một sự nhắc nhở cho một tâm thế hứng khởi bước vào năm mới, một hành trình mới.
Giờ thì chắc ít đứa trẻ còn được hưởng cái cảm giác vừa hồ hởi, vừa thiêng liêng như cha ông chúng hồi bé khi nhận những đồng tiền mừng tuổi trong những ngày đầu năm mới của cái thời xa xưa ấy. Đơn giản là bởi cái cách người lớn mừng tuổi cho con trẻ cũng đã khác xưa ít nhiều. Trong khi nhiều gia đình vẫn duy trì nét đẹp truyền thống, có một thực tế đáng buồn là cái mĩ tục mừng tuổi con trẻ dịp đầu năm mới, một phong tục thuần túy có giá trị tinh thần lại đang ít nhiều bị biến tướng, thậm chí méo mó.
Mà cũng chẳng phải với trẻ con. Nó đã bị lạm dụng trong nhiều mối quan hệ. Như phong tục truyền thống xưa, chỉ có người bề trên mừng tuổi mở hàng hay lì xì cho người dưới. Cha mẹ, ông bà, chú bác mừng tuổi cho con, cháu. Lãnh đạo, ông chủ mừng tuổi cho người làm, nhân viên. Nay thì khác, cấp dưới mừng tuổi cấp trên là chuyện thường tình. “Tế nhị” hơn là cấp dưới đến nhà đầu năm, có phong bao mừng tuổi cho con trẻ. Nhưng chỉ cần xem số tiền đựng trong đó người ta cũng biết người nhận thực chất không phải bọn nhỏ. Tệ lạm dụng phong tục tốt đẹp ấy cùng sự biến hóa đa dạng của nó còn có nguy cơ làm ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ. Ngay cách tiêu số tiền được mừng tuổi cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Không ít đứa trẻ dùng những đồng tiền dễ dãi có được ấy vào những trò chơi vô bổ, thậm chí có hại như bài bạc, chơi Games… Cũng rất may là ở nhiều gia đình, bố mẹ, ông bà đã hướng dẫn con trẻ dùng tiền mừng tuổi vào những việc có ích như mua sách, đồ dùng học tập, làm từ thiện, đóng góp giúp các bạn nghèo vùng sâu, vùng xa, các nạn nhân bị thiên tai, bão lụt…
Mừng tuổi con trẻ, chúc thọ người cao tuổi mỗi dịp Tết đến Xuân về là một nét đẹp trong cuộc sống đã được đúc kết ngàn đời. Mong sao, nét đẹp ngày Xuân ấy được giữ gìn mãi mãi, góp phần cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp.

Phong vị ngày Xuân trong sách Tết

Phong vị ngày Xuân trong sách Tết

Ngày Xuân đi lễ hội đền thiêng!

Ngày Xuân đi lễ hội đền thiêng!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ