Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Đông: Đảm bảo chi trả đúng đối tượng lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19

Kinhtedothi - Những ngày cuối tháng 6/2020, các phường trên địa bàn quận Hà Đông đã tích cực triển khai chi trả cho những trường hợp là đối tượng lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19.

 Người dân phường Phú Lãm, quận Hà Đông nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 42 của Chính phủ. 

Xét duyệt đúng đối tượng
Theo Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông Phạm Thị Hòa, thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quận Hà Đông đã tiếp nhận 5.595 hồ sơ xin hỗ trợ. Toàn quận đã xét duyệt, đủ điều kiện (đợt 1) là 1.778 trường hợp.
Trong đó, 1.754 trường hợp là đối tượng lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm, 2 đối tượng người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, 22 trường hợp là đối tượng hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu/năm.
Theo phản ánh của đại diện các phường, trước khi chi trả, quận và phường đã tổ chức công tác tuyên truyền trên các loa, đài truyền thanh, qua tổ dân phố, hội đoàn thể để người dân nắm được nội dung của Nghị quyết và Quyết định.
"Trên cơ sở, các hồ sơ của cá nhân, DN gửi lên xin hỗ trợ trực tuyến, phường Phú Lãm đã thành lập Hội đồng xét duyệt để thẩm định hồ sơ. Theo Nghị quyết xác định 6 đối tượng được chi trả, tuy nhiên có khá nhiều ngành nghề phát sinh trong thực tế. Do đó, phường phải sàng lọc, xác định rõ đối tượng nào được hưởng; đồng thời tuyên truyền để người dân nắm được, tránh hiểu sai về quy định", bà Nguyễn Thị Thịnh - Phó Chủ tịch UBND phường Phú Lãm chia sẻ.
 Người dân phường Yên Nghĩa nhận chi trả hỗ trợ.

Kết quả quận Hà Đông đã xét và ra quyết định phê duyệt đủ điều kiện chi trả cho 2.412 trường hợp. Trong đó, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động là 2.404 trường hợp. Còn lại là những trường hợp tạm hoãn làm việc, hộ kinh doanh cá thể, nghỉ việc chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu/năm.
Chi trả kịp thời
Theo ghi nhận của phóng viên, ngay sau khi có hồ sơ xét duyệt của quận, các địa phương trên địa bàn đã tích cực triển khai việc chi trả tiền hỗ trợ cho người dân.
Tại phường Yên Nghĩa, các tổ công tác đã đến từng khu dân cư tuyên truyền cho người dân. Đồng thời niêm yết công khai các Nghị Quyết, Quyết định của các cấp, danh sách được nhận hỗ trợ để người dân nắm được thông tin.
“Phường tiếp nhận 435 hồ sơ, qua xét duyệt của phường và quận còn 241 hồ sơn. Tại ngày chi trả, phường đã bố trí lực lượng đảm bảo chi trả nhanh, đúng đối tượng đã được duyệt, tập trung vào lĩnh vực thứ 6 quy định trong Nghị quyết 42, như: Tự làm việc, làm việc trong lĩnh vực ăn uống, xe ôm, bán hàng rong, có hợp đồng lao động nhưng không được làm việc trở lại sau dịch”, bà Đặng Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND phường Yên Nghĩa thông tin thêm.
 Ông Nguyễn Văn Quang, ở phường Phú Lãm nhận tiền hỗ trợ.
Ông Nguyễn Văn Quang, ở phường Phú Lãm làm nghề xe ôm vui mừng chia sẻ: Gia đình ông có 7 nhân khẩu. Do dịch bệnh nên bị giãn cách xã hội không có thu nhập. Trước đó, mỗi ngày ông cũng kiếm được 1 đến trên 2 trăm nghìn đồng để phục vụ nhu cầu chi tiêu trong gia đình. Sau dịch, thu nhập cũng kém đi chỉ được trên dưới 1 trăm nghìn đồng mỗi ngày, do nhu cầu người dân đi lại chưa nhiều như trước đó. Hơn nữa, dịch vụ chạy xe ngày càng phát triển khá nhiều. Được nhận hỗ trợ 1 triệu đồng, gia đình ông cũng đỡ đi 1 tháng tiền gạo.
Theo Phòng LĐ&TBXH quận Hà Đông, đến nay quận và các phường đã chi trả được trên 1.800/2412 trường hợp, bằng 75% số đối tượng xét duyệt. Công tác chi trả kinh phí hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn được thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng quy định, đúng đối tượng, giúp cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ