Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sản xuất sau bão số 3

Kinhtedothi - Sáng 19/11, tại Kỳ họp chuyên đề, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.

Theo tờ trình của UBND TP, đầu tháng 9/2024, cơn bão số 3 (bão Yagi) và mưa lũ sau bão đã ảnh hưởng rất lớn đến các tỉnh phía Bắc trong đó có Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Ngay sau khi bão tan, thành phố đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão như: tập trung các biện pháp kỹ thuật nhằm khắc phục hậu quả sau bão, xử lý môi trường; quản lý, chăm sóc diện tích cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng; phòng trừ dịch bệnh, phục hồi sản xuất; triển khai ngay việc hỗ trợ phục hồi sản xuất theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP và Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND; bổ sung nguồn vốn qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách TP Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ nông dân, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã, Quỹ Khuyến nông để người dân vay vốn khôi phục sản xuất.

Quang cảnh phiên làm việc sáng 19/11

Bên cạnh đó, HĐND TP đã ban hành Nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 4/10/2024 về một số nội dung sử dụng ngân sách TP Hà Nội năm 2024, trong đó có nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ Đông góp phần khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024. Các giải pháp của TP đã kịp thời hỗ trợ, động viên người dân tích cực khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống sau bão lũ.

Tuy nhiên, theo UBND TP, trong quá trình rà soát, thống kê thiệt hại, UBND các quận, huyện, thị xã báo cáo có một số diện tích sản xuất một số chủng loại cây trồng, vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao (cây quất cảnh, cây đào cảnh, cây phật thủ, cây cảnh, chim cút, chim bồ câu…) bị thiệt hại nặng nề do bão số 3 và mưa lũ sau bão nhưng chưa được quy định cụ thể về mức hỗ trợ tại Nghị định số 02/2017/NĐCP ngày 9/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 11/4/2019 của UBND TP về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn TP Hà Nội. Do vậy, không có chính sách để hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nông dân sản xuất những đối tượng cây trồng, vật nuôi trên.

Để tiếp tục hỗ trợ người sản xuất giảm bớt một phần khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão, động viên người dân nhanh chóng, tích cực khôi phục sản xuất, việc xây dựng Nghị quyết về hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024 là rất cần thiết.

Các đại biểu bấm nút thông qua nội dung nghị quyết

Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân có diện tích sản xuất cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại do cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão từ 30% trở lên.

Cụ thể, hỗ trợ đối với cây trồng: cây quất cảnh; cây đào cảnh có chiều cao từ 70 cm trở lên; cây phật thủ thời kỳ kinh doanh (từ khi cây bắt đầu ra quả).

Đồng thời, hỗ trợ các loại cây trồng khác (có tên thường gọi là cây mai trắng, cây phát lộc, cây nhài nhật, cây hoa giấy, cây hoa trà, cây mai tứ quý, cây lan tiêu) và hỗ trợ đối với nuôi gia cầm như: Chim cút sinh sản từ 30 ngày tuổi trở lên; chim bồ câu.

Tổng kinh phí dự kiến hơn 37 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố. Kinh phí hỗ trợ thực tế sẽ được cụ thể hoá trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết.

HĐND Thành phố Hà Nội giám sát thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, đô thị

HĐND Thành phố Hà Nội giám sát thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, đô thị

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ