Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội “đón sóng” đầu tư công nghiệp bán dẫn Made in Vietnam

Kinhtedothi - Với vị thế là Thủ đô của cả nước, Hà Nội có tiềm năng và cơ hội lớn để phát triển, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp bán dẫn. Để nắm bắt được cơ hội này, Hà Nội đã hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất hàng bán dẫn Made in Vietnam.

Việt Nam đang thu hút nhiều tập đoàn lớn  ngành bán dẫn

Thông tin từ Bộ Công Thương cho thấy, công nghệ bán dẫn là nền tảng của nhiều giải pháp công nghệ hiện nay. Hiện, Việt Nam đã và đang thu hút nhiều tập đoàn lớn  ngành bán dẫn của Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu... đến tìm hiểu và đầu tư.

Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu thiết bị bán dẫn đạt 6,5 tỷ USD, chiếm 3,8% kim ngạch xuất khẩu thế giới, top 3 châu Á về xuất khẩu chất bán dẫn sang Mỹ trở thành một trong nhiều quốc gia trụ cột của thế giới trong lĩnh vực này.

Đối với Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2024, mặc dù đối diện nhiều khó khăn, thách thức nhưng đã thu hút 1,165 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài; trong đó đăng ký cấp mới 120 dự án với số vốn 1,036 tỷ USD. Với những kết quả tích cực nêu trên, Hà Nội vẫn là bến đỗ hấp dẫn đối với dòng vốn và các nhà đầu tư quốc tế trong đó có công nghiệp bán dẫn.

Sản xuất linh kiện bán dẫn tại doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Ảnh: Hoài Nam

Nói về triển vọng thu hút công nghiệp bán dẫn tại Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài GS. TS Nguyễn Mại cho biết, Hà Nội là trung tâm kinh tế, giáo dục, khoa học, công nghệ, chính trị, hành chính của Việt Nam. Đồng thời có nhiều trường đại học và đội ngũ giáo sư, chuyên gia hàng đầu về khoa học, công nghệ, số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng đã góp phần thu hút đầu tư FDI vào ngành công nghiệp bán dẫn.

Thực tế cho thấy, với những lợi thế sẵn có, nhiều “gã khổng lồ” quốc tế đang coi Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung là điểm đến đầu tư, gia tăng sản xuất. Điển hình, Apple hoàn tất chuyển 11 nhà máy vào Việt Nam. Boeing, Google và Walmart... đã công bố kế hoạch mở rộng mạng lưới sản xuất tại Việt Nam.

Riêng tại Hà Nội, thời gian qua, hàng loạt khu công nghiệp công nghệ cao được hoàn thiện, xây dựng nhằm “dọn tổ đón đại bàng”. Đơn cử như Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hansip) đang thu hút nhiều doanh nghiệp lớn, điển hình như Công ty TNHH Inventec Appliances (Đài Loan - Trung Quốc) với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 125 triệu USD, dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ quý IV/2024. “Các công trình hạ tầng, phụ trợ trong khu công nghiệp đang dần hoàn thiện và đã trở thành vùng trọng điểm phát triển chiến lược công nghiệp bán dẫn của Thủ đô...” - Tổng Giám đốc Inventec Appliances Yeh Li-Cheng chia sẻ.

Để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, hiện Hà Nội đã triển khai 11 khu công nghiệp đã hoàn thành xây dựng hạ tầng và đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 2.930ha. Bên cạnh đó, có 14 dự án khu, cụm công nghiệp khác trên địa bàn TP đang trong quá trình triển khai cũng như đưa vào quy hoạch phát triển trong giai đoạn sắp tới.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư ngành công nghiệp bán dẫn

Để thu hút vốn đầu tư ngành công nghiệp bán dẫn Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Công nghệ thông tin (VINASA) Nguyễn Văn Khoa cho rằng, TP Hà Nội cần nhanh chóng xây dựng cơ chế riêng, đồng thời, phải xây dựng một chiến lược dài hạn trong mười năm tới cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn và chip. Ngoài ra nên ưu tiên dành nguồn lực, tài lực, tiềm lực để hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng nên hệ sinh thái rộng lớn. “Hà Nội cần xây dựng danh mục dự án khuyến khích đầu tư vào công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Blockchain…”- ông Khoa kiến nghị.

Tương tự  Hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) Chử Đức Trình đề xuất, Hà Nội nên phát triển nguồn nhân lực trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tạo được nguồn cung cấp nhân lực ổn định, lâu dài đáp ứng nhu cầu lao động của ngành bán dẫn nói chung, doanh nghiệp FDI nói riêng

Sản xuất linh kiện bán dẫn tại doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Ảnh: Hoài Nam

Tại Hội nghị “Kết nối đầu tư, phát triển công nghiệp bán dẫn thành phố Hà Nội 2024” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư-Thương mại-Du lịch Hà Nội (HPA)  vừa tổ chức, Phó Giám đốc HPA Nguyễn Trần Quang cho biết: Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 xác định bán dẫn là lĩnh vực được ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược của Thủ đô. Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Hà Nội sẽ đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, ban hành cơ chế, chính sách phù hợp; phát triển hạ tầng số, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ, tạo lập thị trường.

Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Nguyễn Việt Hùng cho biết, để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn, TP Hà Nội có nhiều chính sách ưu đãi. Đồng thời kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số, đầu tư nghiên cứu công nghệ lõi, nghiên cứu thị trường… từ đó lựa chọn định hướng phát triển cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số Make in Viet Nam

Thực tế cho thấy nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, TP Hà Nội thúc đẩy phát triển các khu công nghệ thông tin tập trung. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực theo hướng ưu tiên trong việc lựa chọn thử nghiệm, đầu tư, thuê, mua sắm các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, Hà Nội cũng sẽ triển khai các ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư, phát triển công nghiệp bán dẫn tại Thủ đô. Cụ thể, nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 10 năm và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại. Đồng thời được áp dụng mức thuế suất 5% thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Đối với các doanh nghiệp, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân trong thời hạn 5 năm; miễn một số tiêu chí đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu khi tham gia đấu thầu các gói thầu của TP Hà Nội.

 

 

Giải mã sức hút ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Giải mã sức hút ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Hà Nội tổ chức Ngày hội kết nối đầu tư công nghệ bán dẫn 2024

Hà Nội tổ chức Ngày hội kết nối đầu tư công nghệ bán dẫn 2024

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

11/01/2025 | 15:29

Kinhtedothi - Tỉnh Sơn La đang có trên 21.000 ha cà phê, sản lượng tăng đều qua các năm và giá trị kinh tế ngày càng cao, giúp đời sống người trồng cà phê ngày một phát triển và tạo nhiều việc làm cho lao động mùa vụ.

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

09/01/2025 | 07:41

Kinhtedothi - Tối 8/1, UBND huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) tổ chức khai mạc Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách năm 2025 với chủ đề “Sắc màu Chợ Lách”. Lễ hội diễn ra từ ngày 8-12/1/2025 với chuỗi hoạt động đặc biệt.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ