Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội hỗ trợ hơn 7 nghìn tỷ đồng cho đối tượng khó khăn do Covid-19

Kinhtedothi – Từ nguồn ngân sách Nhà nước, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp và nguồn vận động xã hội hóa, TP Hà Nội đã ra quyết định hỗ trợ tiền mặt và cho vay trên 5,57 triệu lượt đối tượng khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 với tổng kinh phí 7.001,1 tỷ đồng, tính đến chiều ngày 8/2/2022.

Chiều ngày 8/2, Sở LĐTB&XH Hà Nội cho biết, trong số 7.001,1 tỷ đồng tiền mặt hỗ trợ và cho vay, ngân sách Nhà nước đảm bảo chi theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết 15/NQ-HĐND là 2.467,9 tỷ đồng; kinh phí hỗ trợ theo Nghị quyết 116/NQ-CP từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp là 4.094,8 tỷ đồng; nguồn vận động xã hội hóa để hỗ trợ các đối tượng ngoài quy định là 438,4 tỷ đồng. Hiện nay, TP Hà Nội đã thực hiện hỗ trợ cho trên 5,55 triệu lượt đối tượng với kinh phí 6.955 tỷ đồng.

TP Hà Nội đã phê duyệt và hỗ trợ 7.001 tỷ đồng cho các đối tượng khó khăn do Covid-19.

Cụ thể, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, các sở, ngành và các quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho trên 2,22 triệu người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với kinh phí 2.151,6 tỷ đồng.

Bảo hiểm TP Hà Nội đã chi trả cho 1,681 triệu người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và người lao động tạm dừng bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền 4.094 tỷ đồng, theo quy định tại Nghị quyết số 116/NQ-CP.

Bên cạnh việc thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, TP Hà Nội đã ban hành chính sách đặc thù nhằm đảm bảo an sinh xã hội đối với người dân trên địa bàn TP, đặc biệt là người có công với cách mạng, gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động mất việc làm do dịch bệnh Covid-19, người tử vong dương tính với Covid-19. Theo đó, thực hiện Nghị quyết 15/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội, các địa phương đã phê duyệt và hỗ trợ cho 8/8 nhóm đối tượng gồm 297.751 người, hộ kinh doanh kinh phí 314,8 tỷ đồng.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã trích 82,98 tỷ đồng từ nguồn ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19 để hỗ trợ cho 162.529 người khó khăn trên địa bàn TP.

Các tổ chức chính trị, xã hội và chính quyền các địa phương đã huy động nhiều nguồn lực xã hội và quà của các nhà hảo tâm để cùng chung sức hỗ trợ cho trên 1,2 triệu lượt người, hộ gia đình khó khăn trên địa bàn với số tiền 355,4 tỷ đồng giúp họ ổn định cuộc sống.

Sở LĐTB&XH Hà Nội cho biết, hiện nay công tác hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và hỗ trợ các đối tượng chính sách đặc thù của TP Hà Nội vẫn đang được các sở, ngành có liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện, đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng. Công tác an sinh đối với các đối tượng xã hội trên địa bàn TP đến nay cơ bản vẫn được duy trì tốt và đảm bảo.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

12/01/2025 | 15:33

Kinhtedothi – Thực hiện Luật Thủ đô 2024, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường nghề thực hiện giải pháp thu hút chuyên gia giỏi chuyên môn, có năng lực quản trị; thay đổi phương thức đào tạo nghề, hợp tác sâu hơn với DN; quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động...

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

12/01/2025 | 01:09

Kinhtedothi – Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ