Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội hỗ trợ trên 191 tỷ đồng cho hơn 191.100 người thụ hưởng chính sách đặc thù

Kinhtedothi – Đến cuối giờ chiều ngày 20/8, các quận, huyện trên toàn TP Hà Nội đã phê duyệt ra quyết định hỗ trợ cho 3 nhóm đối tượng hưởng chính sách đặc thù là 191.101 người/hộ gia đình với số tiền 191,101 tỷ đồng.

Với tinh thần khẩn trương và quyết liệt, ngày 20/8, hầu hết các quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội đã phê duyệt danh sách hỗ trợ cho 5 nhóm đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ đặc thù của TP; cùng với đó chi trả ngay và đảm bảo công tác phòng chống dịch.
Chiều 20/8, Sở LĐTB&XH Hà Nội thông tin về kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đặc thù cho các đối tượng quy định tại Nghị quyết 15/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của HĐND TP.
Tính đến 16 giờ ngày 20/8/2021, các quận, huyện, thị xã đã rà soát và ra quyết định hỗ trợ cho 191.101 người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo, cận nghèo với số tiền 191,101 tỷ đồng. Các quận, huyện đã thực hiện hỗ trợ cho 107.046 người, hộ gia đình với số tiền 107,046 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND xã Cổ Đô (huyện Ba Vì) Nguyễn Minh Đức trao kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng chính sách đặc thù của TP Hà Nội.
Đối với nhóm 1, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo, cận nghèo của TP, các quận, huyện, thị xã đã phê duyệt hỗ trợ cho 22.512 hộ nghèo và hộ cận nghèo với số tiền 22,512 tỷ đồng; trong đó, đã thực hiện hỗ trợ 11.360 hộ với số tiền 11,36 tỷ đồng.
Nhóm 2, hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội (BTXH) đang hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng và đối tượng BTXH đã được tiếp nhận vào các Trung tâm BTXH trực thuộc Sở LĐTB&XH nhưng đang sống tại gia đình, chưa quay trở lại trung tâm: Các quận, huyện, thị xã đã phê duyệt hỗ trợ cho 117.821 đối tượng bảo trợ xã hội với số tiền 117,821 tỷ đồng; đã thực hiện hỗ trợ 67.887 đối tượng với số tiền 67,887 tỷ đồng.
Đối với nhóm 3, hỗ trợ người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, thương binh hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, các quận, huyện, thị xã đã phê duyệt hỗ trợ cho 50.768 người với số tiền 50,768 tỷ đồng. Đến cuối giờ chiều ngày 20/8, các quận, huyện, thị xã đã thực hiện hỗ trợ được 27.799 người với số tiền 27,799 tỷ đồng.
 Quận Hà Đông đã hoàn thành việc chi trả kinh phí cho 3 nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách đặc thù từ ngày 19/8. Ảnh: Thủy Trúc.
Các quận Hà Đông, Bắc Từ Liêm, huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Ba Vì, đã chi trả xong cho 3 nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách đặc thù của TP Hà Nội. Trưởng phòng LĐTB&XH Hà Đông Đỗ Minh Loan thông tin: Quận Hà Đông phê duyệt, chi trả cho 6.920 người, trong đó 278 hộ cận nghèo, 2.851 người có công, thân nhân người có công và 3.791 đối tượng bảo trợ xã hội. Trong ngày 19/8, quận Hà Đông đã thực hiện hỗ trợ xong cho 6.920 đối tượng.
Cũng trong ngày 19/8, huyện Hoài Đức đã thực hiện hỗ trợ xong cho 9.333 người thuộc 3 nhóm đối tượng, với tổng số tiền 9.333.000.000 đồng. Trong đó có 1.020 hộ cận nghèo; 6.218 đối tượng bảo trợ xã hội; 2.095 người có công, thương binh hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
 Đến trưa ngày 20/8, các xã trên địa bàn huyện Đan Phượng đã hoàn thành việc chi trả hỗ trợ cho 8.522 người thụ hưởng chính sách đặc thù của Hà Nội.
Phó Trưởng phòng LĐTB&XH Đan Phượng Bùi Anh Tuấn cho biết: UBND huyện Đan Phượng đã phê duyệt hỗ trợ cho 8.522 người thuộc 3 nhóm đối tượng. Từ ngày 19/8 đến trưa ngày 20/8, các xã đã thực hiện hỗ trợ đến tận tay 1.328 hộ cận nghèo, 5.264 đối tượng bảo trợ xã hội, 1.930 người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng với tổng số tiền 8 tỷ 522 triệu đồng.
UBND huyện Ba Vì đã phê duyệt hỗ trợ cho 683 hộ nghèo, 3.903 hộ cận nghèo, 3.937 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, 9.615 đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng chính sách đặc thù của TP Hà Nội với tổng số tiền 18.138.000.000 đồng.
“Từ ngày 19/8/2021, huyện Ba Vì đã cấp tiền chi trả cho 31 xã, thị trấn. Các xã, thị trấn cử trưởng thôn mời các đối tượng đến nhà văn hóa thôn theo giờ đảm bảo giãn cách để nhận kinh phí hỗ trợ. Đối với một số đối tượng già yếu, tàn tật, lãnh đạo thôn đã đến tận nhà chi trả tận tay. Đến 17 giờ 30 ngày 20/8, 31 xã, thị trấn của huyện Ba Vì đã hoàn thành công tác chi trả chế độ cho 18.138 đối tượng hưởng chính sách đặc thù của TP Hà Nội” - Trưởng phòng LĐTB&XH Ba Vì Lê Hào Quang thông tin.   

 Đến chiều ngày 20/8, huyện Đông Anh cơ bản hoàn thành việc chi trả hỗ trợ cho 3 nhóm đối tượng theo Nghị quyết 15 của HĐND TP, với 13.223 người, hộ.
Các huyện như Thường Tín cơ bản đã thực hiện hỗ trợ xong cho 3 nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách đặc thù. Huyện Đông Anh cũng cơ bản hoàn thành việc chi trả hỗ trợ cho 3 nhóm đối tượng theo Nghị quyết 15 của HĐND TP, với 13.223 người, hộ. Các quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân... đang tiếp tục khẩn trương thực hiện hỗ trợ cho 3 nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách đặc thù của TP Hà Nội, dự kiến trong ngày 21/8 sẽ hoàn thành.
Song song với việc thực hiện chính sách đặc thù của Nghị quyết số 15/NQ-HĐND, các quận, huyện sở, ngành có liên quan và các quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg và Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội với kinh phí 230,33 tỷ đồng; trong đó, đã thực hiện được 200,51 tỷ đồng.
 Huyện Hoài Đức đã thực hiện hỗ trợ xong cho 9.333 người, hộ hưởng chính sách an sinh xã hội đặc thù của TP Hà Nội.
Riêng nhóm đối tượng người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm (lao động tự do): Các quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho 41.770 lao động tự do với số tiền 62,65 tỷ đồng (trong đó, đã thực hiện hỗ trợ cho 25.457 lao động với số tiền 38,18 tỷ đồng).
Như vậy, tính cuối giờ chiều ngày 20/8, toàn TP Hà Nội đã ra quyết định thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, Quyết định số 3642/QĐ-UBND và Nghị quyết số 15/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội là 1.729.411 người với tổng số tiền 421,431 tỷ đồng.
 
 
 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ