Hà Nội phấn đấu 100% các chợ đảm bảo an toàn thực phẩm
Kinhtedothi - Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 331/KH-UBND về việc triển khai Đề án Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn TP Hà Nội năm 2025.
Theo đó, trong năm 2025 phấn đấu 100% các chợ được giám sát, lấy mẫu kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) và cơ bản đáp ứng quy định pháp luật về ATTP. Phấn đấu 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ đáp ứng yêu cầu tại Đề án và được cấp biển nhận diện cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Trong đó, 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh cố định được cấp Giấy đăng ký kinh doanh; 100% người sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe và xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP theo quy định; 100% cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc ký cam kết bảo đảm ATTP; 100% cơ sở có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng yêu cầu về ATTP và phù hợp với loại hình, mặt hàng sản xuất, kinh doanh; 100% cơ sở mở hệ thống sổ sách, ghi chép,… truy xuất nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm.
Để thực hiện được kế hoạch này, Sở Công Thương là cơ quan chủ trì, chủ động phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất kịp thời với UBND TP các giải pháp thực hiện Đề án hiệu quả; phối hợp, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan triển khai các nội dung tại đề án.
Các đơn vị quản lý, kinh doanh, khai thác chợ tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ thực hiện đúng quy định về ATTP và các quy định tại đề án. Thiết lập số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại chợ về các hành vi vi phạm quy định pháp luật về ATTP.
Quan tâm sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất tại chợ đáp ứng các yêu cầu về ATTP, vệ sinh môi trường, các yêu cầu tại Đề án. Nghiên cứu, rà soát, bố trí vị trí thuận lợi lắp đặt nhà trạm xét nghiệm nhanh đối với thực phẩm kinh doanh tại chợ.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn cam kết kinh doanh thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm chất lượng, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hoặc sổ sách ghi chép nhật ký hoạt động mua bán; Cam kết thực hiện đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí của Đề án. Phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát công tác bảo đảm ATTP tại chợ.
UBND TP yêu cầu công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn TP Hà Nội đạt hiệu quả, bảo đảm theo hướng văn minh, hiện đại, bảo đảm ATTP. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn Thành phố chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về ATTP. Đồng thời, phân công nhiệm vụ rõ ràng, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện hiệu quả Đề án.
Nguyên tắc "vàng" để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Kinhtedothi - Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn ở bất kỳ thời điểm nào trước khi ăn. Do vậy, việc tuân thủ các bước an toàn vệ sinh thực phẩm có thể phòng tránh phần lớn các bệnh do thực phẩm gây nên.
3 điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
Kinhtedothi - An toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và nâng cao uy tín doanh nghiệp. Dưới đây là các điều kiện bắt buộc phải tuân thủ theo quy định của Luật An toàn thực phẩm.
Rau xanh được xếp hạng rủi ro an toàn thực phẩm lớn nhất
Kinhtedothi - Những sự cố về an toàn thực phẩm (ATTP) là nguyên nhân gây ra hệ luỵ nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe. Do đó rất cần sự chung tay, phối hợp của các bên, ngành trong xếp hạng rủi ro ATTP vì sức khỏe con người.