Hà Nội thanh tra trách nhiệm trong thực hiện phòng, chống tham nhũng
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2025.
Kế hoạch nhằm triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo đúng đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi, vụ việc, vụ án tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định; kịp thời ngăn chặn, xử lý, đẩy lùi tham nhũng, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.
Theo đó, các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND TP căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương, xây dựng xây dựng kế hoạch triển khai từng nhiệm vụ cụ thể (xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kiểm tra, rà soát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; chuyển đổi vị trí công tác; kiểm tra việc thực hiện công khai, minh bạch; kiểm tra việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy chế chi tiêu nội bộ; kiểm tra rà soát xung đột lợi ích…). Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, đồng thời thực hiện chế độ thông tin báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định.
Thanh tra TP chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan: Thanh tra trách nhiệm của giám đốc, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại 6 đơn vị: Công ty TNHH MTV Chiếu sáng và thiết bị đô thị; Trường Đại học Thủ đô Hà Nội; Tổng Công ty Du lịch Hà Nội; UBND quận Hoàn Kiếm; UBND huyện Thanh Oai; UBND huyện Đan Phượng.
Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với Ban Nội chính Thành ủy, Công an thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Tòa án nhân dân thành phố xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc, hành vi tham nhũng, tiêu cực phát hiện qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo đúng quy định.
Sở Tài chính thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ, định mức tiêu chuẩn để kịp thời phát hiện và báo cáo UBND TP xử lý các trường hợp vi phạm.
Sở Nội vụ tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ trong việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật hành chính, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của các đơn vị, của cán bộ, công chức, viên chức.
Công an thành phố, Cục Thi hành án dân sự thành phố, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ khởi tố, điều tra, thi hành án các vụ việc, người có hành vi tham nhũng, tiêu cực, đẩy mạnh việc thu hồi tiền, tài sản tham nhũng qua công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; theo định kỳ hoặc đột xuất, báo cáo tình hình phát hiện, khởi tố, điều tra, thi hành án dân sự đối với các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực…
Hà Nội: tập trung thanh tra các ngành, lĩnh vực có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực
Kinhtedothi - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã ký Quyết định số 6522/QĐ-UBND ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025.
Hà Nội kiến nghị 5 giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Kinhtedothi - Qua thực tế triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trên cơ sở khó khăn, vướng mắc ghi nhận được, lãnh đạo TP Hà Nội kiến nghị 5 giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Không vì phòng, chống tham nhũng mà cản trở phát triển kinh tế - xã hội
Kinhtedothi - Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…