Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Thầy cô thắp sáng hành trình sáng tạo với môn Lịch sử

Kinhtedothi – Để học sinh yêu thích, say mê môn Lịch sử, các thầy cô giáo đã luôn cố gắng đổi mới, có ý thức chủ động, sáng tạo để những bài giảng không bị sa vào lối mòn và chinh phục học trò qua từng tiết học.

Linh hoạt hình thức dạy Sử

Tại Trường THPT Chương Mỹ A, huyện Chương Mỹ, thầy giáo Đào Văn Nam được học sinh yêu mến bởi sự tâm huyết, sáng tạo, luôn tìm tòi đổi mới trong phương pháp dạy học.

Học sinh Trường THPT Chương Mỹ A trước một tiết học
Học sinh Trường THPT Chương Mỹ A trước một tiết học

Kể về hành trình quyết tâm chinh phục học sinh đến với môn Lịch sử, thầy Nam cho biết: Hiện nay, khá nhiều phụ huynh và học sinh còn thờ ơ, coi nhẹ môn Sử và cho rằng, môn Sử không quan trọng, học xong khó xin việc; học Sử thì khô khan, khó thuộc, khó nhớ… Tuy nhiên, từ năm học 2022 – 2023, Lịch sử chính thức trở thành môn học bắt buộc trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Điều này đã thôi thúc thầy Nam không ngừng tìm tòi để thay đổi, sáng tạo mỗi khi lên lớp thông qua việc vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học; từ đó giúp học sinh hào hứng hơn, yêu thích và đam mê với môn Lịch sử.

Để thực hiện mong ước đó, thầy nỗ lực nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá và lan toả tới đồng nghiệp bằng việc sử dụng linh hoạt, hiệu quả các phần mềm Padlet, Quizizz, Azota, admin.taodethi.xyz, Goole Meet…. Học Sử qua các trò chơi khiến học sinh không còn thấy nhàm chán, không thấy môn học khô khan; thay vào đó là sự háo hức, mong chờ, hứng thú với mỗi tiết học.

Thầy Nam còn tổ chức các chuyên đề học tập ngoại khoá, trong đó có việc vận dụng hiệu quả trò chơi Đường lên đỉnh Olympia để tổ chức chuyên “Tôi yêu lịch sử Việt Nam”, “Tìm hiểu 92 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

“Đây thật sự là một sân chơi trí tuệ, góp phần đa dạng hoá các hình thức dạy học, tạo hứng thú và niềm đam mê của các em học sinh đối với Lịch sử. Từ sân chơi của môn Sử còn góp phần lan toả tới các bộ môn khoa học khác cũng như lan toả trò chơi này tới các trường bạn”, thầy Nam chia sẻ.

Học Lịch sử mỗi ngày

Với cô Tạ Thị Ngọc Tú, Trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa, để thầy cô dạy môn Lịch sử không bị “bỏ rơi” trên chính bục giảng, cô đã dành nhiều tâm huyết để xây dựng và triển khai hiệu quả các dự án dạy học như Dự án “Thanh âm của hòa bình”, “Gìn giữ làng nghề Hà Nội”… Cô Tú cũng tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử thông qua sử dụng hiệu quả các công cụ, phần mềm: Skype, Canva, Flipgrid, Blooket, Quizizz, Microsoft Teams, Form…

Điều đặc biệt, cô hình thành thói quen học tập Lịch sử mỗi ngày cho học sinh với hoạt động “Học sử mỗi ngày cùng cô Tú”. Thông qua các bài tập nhỏ được giao hàng ngày cho học sinh kèm theo sự hỗ trợ, đôn đốc và kiểm tra phản hồi, kiên trì để tạo thói quen tốt, khiến học sinh gắn bó, yêu thích môn Sử hơn. Nhờ đó, chất lượng học tập của bộ môn ngày càng nâng cao.

Học sinh Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa tham gia chuyên đề ngoại khóa tại các di tích lịch sử

Sau 7 năm tham gia vào Hội đồng biên soạn, phát triển chương trình nhà trường, cô cùng đồng nghiệp xây dựng chương trình dạy học bộ môn Lịch sử cho cả 3 khối lớp 10, 11 và 12.

Cô tích cực đề xuất các chuyên đề học tập trải nghiệm sáng tạo gắn với bộ môn Lịch sử: Truyền thống yêu nước và tinh thần dân tộc qua các di tích lịch sử tại Hà Nội (tại Đền Cổ Loa- Đền Gióng- Đền Hai Bà Trưng); Gốm sứ Bát Tràng- Bảo tồn và phát triển (tại Làng Gốm Bát Tràng); Hành trình tri ân (tại Ngã ba Đồng Lộc, Thành Cổ Quảng Trị, Nghĩa trang Trường Sơn, quê Bác)... Qua các chuyên đề, việc học tập Lịch sử có thay đổi tích cực, học sinh thấm nhuần những bài học cuộc sống, gắn lịch sử với thực tế nên thấy môn học không còn khô cứng.

Trong 2 năm (2022, 2023), cô Tú được Microsoft chọn làm Microsoft Innovative Educator Expert (Chuyên gia giáo dục của Microsoft). Cùng với các giáo viên trong cộng đồng giáo viên sáng tạo, cô góp phần lan tỏa những ý tưởng, giải pháp công nghệ thông tin ứng dụng vào công tác giảng dạy tới các giáo viên trên cả nước.

Cô Tạ Thị Ngọc Tú cũng phối hợp Trung tâm CERA (Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Giáo dục- ĐH Quốc gia Hà Nội) xây dựng khóa học "Dạy học Lịch sử bằng công nghệ hiện đại" phát hành trên nền tảng Edumall giúp nhiều giáo viên có thể tiếp cận, ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin hiệu quả trong dạy học. Cô thường xuyên tham gia trong các đợt chia sẻ, trao đổi, tập huấn cùng các đồng nghiệp ở trong và ngoài nhà trường, tại Hà Nội cũng như một số tỉnh, thành khác.

Việc tự đổi mới của nhà giáo có ý nghĩa quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục. Với sự nỗ lực đổi mới trong dạy học và kiểm tra đánh giá môn Lịch sử, những nhà giáo như thầy Đào Văn Nam, cô Tạ Thị Ngọc Tú  là những người “nhận lửa” và “truyền lửa” đến đồng nghiệp, học trò để cùng ngành Giáo dục Thủ đô cùng thắp sáng hành trình sáng tạo.

Nếu Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc: Làm sao để tránh áp lực?

Nếu Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc: Làm sao để tránh áp lực?

Học sinh, người dân Thủ đô tái hiện Lễ chào cờ lịch sử

Học sinh, người dân Thủ đô tái hiện Lễ chào cờ lịch sử

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ