Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Tín dụng chính sách tác động tích cực đối với người nghèo

Kinhtedothi - Điểm lại những kết quả đạt được của công tác giảm nghèo tại Thủ đô, có thể thấy, tốc độ giảm nghèo của Hà Nội luôn nhanh hơn so với mức bình quân chung của cả nước.

Công tác giảm nghèo từng bước đi vào chiều sâu cả về nội dung, hình thức và cách thức tổ chức thực hiện. Các chính sách giảm nghèo của thành phố đã tác động hầu hết đến các lĩnh vực trong đời sống của người dân. Đóng góp vào thành công đó phải kể đến sự đầu tư của dòng vốn tín dụng chính sách đã tạo động lực cho người nghèo vươn lên, đời sống của người dân được cải thiện tạo sức lan tỏa sâu rộng, hiệu quả đến công tác giảm nghèo bền vững góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Điều này được minh chứng rõ trong vài năm trở lại đây, số lượng hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi từ NHCSXH của Thành phố ngày càng cao, như: đảm bảo 100% hộ nghèo có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh đều được vay từ nguồn vốn do NHCSXH quản lý với mức phí thấp; các gia đình có con em là học sinh, sinh viên được vay vốn tín dụng ưu đãi để góp phần trang trải chi phí học tập, sinh hoạt; các thành viên của hộ nghèo có nhu cầu đi xuất khẩu lao động được vay vốn và thông qua các hội đoàn thể, vốn khuyến công, khuyến nông...

Ghi nhận, đánh giá cao kết quả đóng góp quan trọng của NHCSXH trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, Bí thư thành ủy Hà Nội, Hoàng Trung Hải nhấn mạnh tín dụng chính sách xã hội đã có tác động tích cực, cải thiện rõ rệt đời sống của người dân Thủ đô, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách”.

Tính đến hết tháng 8/2016, tổng dư nợ các chương trình tín dụng tại đơn vị đạt trên 5.400 tỷ đồng với trên 295 ngàn khách hàng đang vay vốn, đạt 99,8% kế hoạch được giao năm 2016; Nợ quá hạn chỉ chiếm 0,14%.

Chỉ tính riêng trong 2016 thông qua 13 chương trình tín dụng chính sách đến nay đã có trên 60 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH Thành phố, trong đó có 5 ngàn lượt hộ nghèo, 10 ngàn lượt hộ cận nghèo, 11 ngàn lượt hộ mới thoát nghèo, 16 ngàn lượt khách hàng vay vốn GQVL, góp phần thu hút trên 18 ngàn lao động; giúp cho 3 ngàn lượt HSSV được vay vốn học tập, cho vay xây dựng mới và cải tạo trên 30 ngàn công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn.

 Phóng sự ảnh sẽ giúp bạn đọc cảm nhận rõ hơn về hiệu quả của vốn tín dụng chính sách:

 Hộ gia đình chị Trần Thị Hường, khu 5, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức vay 30 triệu chương trình hộ cận nghèo có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi đàn lợn 
 Xúc động khi đồng vốn tín dụng chính sách được sử dụng hiệu quả, đem lại thu nhập khá cho gia đình bà Phạm Thị Thơm, khu vực 7, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức. Năm 2015, gia đình bà Thơm được vay 30 triệu đồng từ chương trình hộ mới thoát nghèo để trồng 7 xào bưởi cho thu nhập trên 100 triệu đồng /năm.
 Nhờ nguồn vốn giải quyết việc công ty cổ phần may Mỹ Đức (huyện Mỹ Đức)  giúp cho 400 lao động thường xuyên có việc làm ổn định với mức lương 5 triệu đồng/tháng
 Cũng qua chương trình giải quyết việc làm, gia đình anh Nguyễn Văn Hoạt, Đội 8, thôn Thượng, Phùng Xá (Mỹ Đức) năm được giải ngân 300 triệu đồng (năm 2015) đầu tư vào mưa máy dệt công nghiệp phục vụ cho việc sản xuất khăn mặt tạo việc làm cho 12 lao động thường xuyên trong xã với mức lương từ 3 đến 8 triệu/tháng 
 Ở xã Phùng Xá, Mỹ Đức có gia đình chị Hộ Thị Minh được NHCSXH giải ngân vốn nước sạch và vệ sinh môi trường xây bể chứa nước và làm công trình vệ sinh
 Cùng đó năm 2015, gia đình chị được vay thêm 20 triệu qua chương trình giải quyết việc làm để đầu tư thêm khung cửu phục vụ sản xuất khăn mặt cung cấp cho thị trường. Nhờ vậy, kinh tế gia đình có điều kiện phát triển, cho thu nhập ổn định cải thiện cuộc sống.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ