Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Xây dựng đội ngũ cán bộ tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, uy tín

Kinhtedothi- Theo Dự thảo Chương trình số 01-CTr/TU được lấy ý kiến tại Hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội khóa XVII, Thành ủy xác định mục tiêu, yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Thành phố thực sự gương mẫu, tiêu biểu về chính trị, tư tưởng, phẩm chất, năng lực và uy tín; là tấm gương sáng về đạo đức, phong cách và nét đẹp văn hóa ứng xử của công dân Thủ đô…

Theo Dự thảo Chương trình số 01-CTr/TU về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị TP trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025” do Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ Vũ Đức Bảo trình bày tại hội nghị, Chương trình số 01-CTr/TU  đề ra 5 mục tiêu. 
 Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ Vũ Đức Bảo trình bày Dự thảo Chương trình số 01-CTr/TU tại hội nghị
Thứ nhất, xây dựng cấp ủy và tổ chức cơ sở Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, gương mẫu về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức và cấp ủy đảng, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ, ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. 
Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ TP thực sự gương mẫu, tiêu biểu về chính trị, tư tưởng, phẩm chất, năng lực và uy tín; được chuẩn hóa về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ được giao; là tấm gương sáng về đạo đức, phong cách và nét đẹp văn hóa ứng xử của công dân Thủ đô. Khắc phục nhanh những hạn chế trong công tác cán bộ.
Thứ ba, xây dựng hệ thống chính trị các cấp từ TP đến cơ sở thực sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trong đó tổ chức thực hiện, rút kinh nghiệm, bổ sung, đề xuất để hoàn thiện hệ thống chính trị, cơ chế và hiệu quả hoạt động của mô hình chính quyền đô thị. Tập trung đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị TP; đến năm 2025, tất cả các cơ quan đều có cơ cấu tổ chức tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với quy định của cấp trên và đáp ứng yêu cầu hoạt động của chính quyền đô thị... Phát huy đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện tốt phương châm “gần dân, sát dân”, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”; quán triệt quan điểm “dân là gốc”; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.
Thứ tư, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; gắn xây dựng, chỉnh đốn Đảng với thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức Đảng; đổi mới cơ chế hoạt động, phối hợp của các cơ quan Đảng với chính quyền, MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội của TP với đổi mới phương thức, lề lối làm việc của các cấp ủy theo hướng gắn bó mật thiết với Nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân; dựa vào dân để giám sát, kiểm tra hoạt động của cán bộ, đảng viên, trên cơ sở đó, củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền.
Thứ năm, xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, nền công vụ chuyên nghiệp, kỷ luật, kỷ cương; công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước các cấp tinh gọn, thông suốt và hoạt động hiệu lực, hiệu quả; có năng lực kiến tạo phát triển, phục vụ nhân dân. Đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số.
 
Dự thảo Chương trình số 01-CTr/TU cũng đề ra 14 chỉ tiêu. Trong đó, tỷ lệ tổ chức đảng, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ hằng năm trên 75%; hàng năm kết nạp 9.000-10.000 đảng viên. Đến năm 2025: phấn đấu tỷ lệ cán bộ trẻ đạt tối thiểu 15%, cán bộ nữ đạt tối thiểu 15%; giảm tối thiểu 10% đầu mối tổ chức bên trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021; giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021... Phấn đấu cung cấp dịch vụ công mức độ 4 đủ điều kiện, đạt 100%; 100% số hồ sơ thủ tục hành chính được trả kết quả giải quyết đúng hạn, trước hạn; có thêm 20% số lượng thủ tục hành chính được tinh gọn, đơn giản hóa, rút ngắn thời gian và tiết giảm chi phí; chỉ số PAPI hằng năm tăng trung bình ít nhất 5 bậc so với năm trước.
Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, dự thảo Chương trình số 01-CTr/TU cũng đề ra 2 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị TP gương mẫu, trong sạch, vững mạnh (với 3 nhiệm vụ, giải pháp lớn, 12 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể) và nhóm nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh cải cách hành chính (6 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể).

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ