Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội xây dựng phương án cứu trợ Nhân dân khi có thiên tai năm 2023

Kinhtedothi – Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 49/QĐ-BCH về việc ban hành Phương án cứu trợ và đảm bảo đời sống Nhân dân khi có sự cố, thiên tai của TP Hà Nội năm 2023.

10 tình huống thiên tai

Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ, hiện tượng EI Nino có khả năng quay trở lại vào các tháng cuối năm 2023. Dự báo số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông trong năm 2023 khoảng 11- 13 cơn và tập trung từ tháng 7 đến tháng 10/2023. Trong đó, bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến nước ta xấp xỉ 5 – 6 cơn. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm TP Hà Nội) có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 – 3 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới.

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội đã xây dựng phương án cứu trợ và đảm bảo đời sống Nhân dân khi có sự cố, thiên tai năm 2023. Ảnh minh họa: Internet.

Do vậy, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra với công tác cứu trợ đảm bảo đời sống Nhân dân khi có sự cố, thiên tai của TP Hà Nội phải chi tiết, cụ thể, chủ động chuẩn bị sẵn sàng và triển khai đồng bộ từ TP đến cơ sở, không để xảy ra tình trạng lúng túng, bị động khi các tình huống sự cố, thiên tai xảy ra.

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội đã đưa ra 10 tình huống thiên tai:

Tình huống 1: Bão mạnh, siêu bão, mưa lớn ngập úng khu vực ngoại thành.

Tình huống 2: Vỡ đê trọng điểm đê, kè Cổ Đô tương ứng K4+000-K8+600 Hữu Hồng huyện Ba Vì.

Tình huống 3: Vỡ đê Hữu Hồng trọng điểm cống Cẩm Đình tương ứng K1+700 đê Vân Cốc huyện Phúc Thọ.

Tình huống 4: Vỡ trọng điểm Cống Liên Mạc tương ứng K53+450 đê Hữu Hồng.

Tình huống 5: Vỡ trọng điểm khu vực đê, kè Xuân Canh – Cống Long Tửu, tương ứng K0+000-K2+000 đê Tả Đuống, huyện Đông Anh.

Tình huống 6: Vỡ đê Tả Bùi, Tả Tích, lũ quét rừng ngang huyện Chương Mỹ.

Tình huống 7: Vỡ đê sông Mỹ Hà, huyện Mỹ Đức.

Tình huống số 8: Vỡ đập, hồ thủy Lợi.

Tình huống số 9: Các thảm họa.

Tình huống số 10: Động đất.

Ứng phó ngập, úng, vỡ đê, đập hồ thủy lợi

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội đã đưa ra giải pháp ứng phó đối với các tình huống ngập, vỡ đê, đập hồ thủy lợi, cho tình huống từ số 1 đến số 8.

Theo đó, Nhân dân dự trữ lương thực, chất đốt, nước sạch, mắm muối, thực phẩm khô và thuốc y tế thông thường cho thời gian 1 tháng.

UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện phương châm 3 sẵn sàng (chủ động phòng tránh; bố trí kịp thời; khắc phục khẩn trương và có hiệu quả) và “04 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ). Và, chuẩn bị dự trữ hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu trong thời gian 7 ngày.

Đồng thời chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện công tác xây dựng kế hoạch sơ tán, giúp đỡ và bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân. Tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao ý thức, chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai; rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh phương án cứu trợ và đảm bảo đời sống Nhân dân. Bên cạnh đó là kiểm tra công tác chuẩn bị hàng hóa, lương thực, nước uống, thuốc y tế, phương tiện và lực lượng vận chuyển hàng hóa, phân phối hàng, cấp phát hàng, lực lượng cán bộ y tế lưu động; theo dõi nắm chắc diễn biến của thời tiết và mưa, bão, lũ. Các xã, phường, thị trấn thực hiện ứng trực theo sự chỉ đạo của TP; tổ chức các hoạt động cung cấp hàng hóa cứu trợ khẩn cấp tới Nhân dân vùng bị ảnh hưởng.

Giải pháp ứng phó với các tình huống thiên tai

Khi xảy ra các thảm họa, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai thảm họa, tìm kiếm, cứu nạn.

Sở LĐTB&XH Hà Nội phối hợp với các sở, ngành và đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã nơi xảy ra thảm họa triển khai công tác cứu trợ và đảm bảo đời sống; thực hiện chế độ cho người bị thiệt hại; thăm hỏi động viên nạn nhân và các lực lượng tham gia hoạt động cứu trợ.

Giải pháp ứng phó với tình huống động đất

Khi xảy ra động đất ở khu vực nội thành, dự kiến các địa điểm sơ tán người dân tại: Vườn Bách Thảo, Công viên Thủ Lệ, Công viên Thống Nhất, Công viên Nghĩa Đô, Công viên Indira Gandhi, Công viên Tuổi trẻ, Công viên Yên Sở. Khu vực các quận, huyện còn lại sẽ căn cứ vào lựa chọn của địa phương như vườn hoa, sân vận động làm nơi sơ tán dân.

Về dự phòng hàng cứu trợ khẩn cấp: Sở Công Thương thực hiện theo phương án chung. Nhà bạt, vải bạt che mưa… huy động nguồn đã chuẩn bị trong phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của TP.

Bố trí bệnh viện dã chiến, y tế lưu động

Những mặt hàng thiết yếu khác, trong trường hợp khẩn cấp UBND TP sẽ trưng dụng khẩn cấp từ các cơ sở sản xuất kinh doanh còn hoạt động.

Bố trí lực lượng công an đảm bảo an ninh trật tự và dự kiến các lực lượng tham gia cứu trợ khẩn cấp.

Phương án dự trữ hàng hóa phục vụ cứu trợ khẩn cấp

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội giao Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các DN sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn TP đăng ký tham gia chương trình dự trữ hàng hóa cứu trợ khẩn cấp. Thực hiện dự trữ hàng cứu trợ khẩn cấp bao gồm: Mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô, nước uống, nến thắp sáng, thực phẩm chế biến, gạo ăn dự kiến cho khoảng 250.000 người trong thời gian 7 ngày.

Định mức cụ thể: Đồ khô ăn liền 3 gói/người/ngày; nước uống 2 lít/người/ngày; nến thắp sáng 1 cây/người; thực phẩm chế biến 1 hộp hoặc gói/người/ngày; sữa uống (hộp giấy) 1 hộp/người/ngày; gạo ăn 0,3 kg/người/ngày (số lượng khoảng 50.000 người). Tổng số tiền hàng hóa dự trữ phục vụ cứu trợ khẩn cấp là 109.410.000.000 đồng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

12/01/2025 | 15:33

Kinhtedothi – Thực hiện Luật Thủ đô 2024, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường nghề thực hiện giải pháp thu hút chuyên gia giỏi chuyên môn, có năng lực quản trị; thay đổi phương thức đào tạo nghề, hợp tác sâu hơn với DN; quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động...

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

12/01/2025 | 01:09

Kinhtedothi – Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ