Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hạ sốt đúng cách khi trẻ nhiễm Covid-19

Kinhtedothi - Các bác sĩ cấp cứu nhi thống kê không chính thức rằng, đợt dịch Covid-19 này, đa số trẻ đi cấp cứu ban đêm vì co giật kèm sốt có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Dù trẻ nhiễm Covid-19 ít khi diễn biến nặng, nhưng kiểm soát sốt là một bài toán khó.

Khi trẻ bị sốt cao, khó hạ và dễ khởi phát co giật ở trẻ dưới 5 tuổi hoặc trẻ đã có tiền sử co giật do sốt. Sốt cao còn làm trẻ mệt, ăn kém, mất nước và khó đánh giá dấu hiệu nặng.

Lợi ích của hạ sốt đúng cách

- Trẻ đỡ mệt hơn, ăn uống tốt, không mất nước, nhanh hồi phục và giảm nguy cơ nhập viện.

- Dự phòng co giật do sốt; đánh giá được yếu tố khác chính xác hơn (lơ mơ, li bì, mạch nhanh hoặc thở nhanh).

- Giảm hại gan, thận khi dùng thuốc hạ sốt đúng liều, đúng cách.

- Giảm căng thẳng, rối trí cho cha mẹ

 Cha mẹ nên mua sẵn các loại thuốc hạ sốt nào?

ngay khi bắt đầu chăm sóc trẻ tại nhà

1. Paracetamol: Có các tên thương mại phổ biến như Hapacol, Efferalgan. Hàm lượng phổ biến là 80mg, 125mg, 250mg, 300mg và 500mg

 Mua dạng đơn chất - tức là gói/viên thuốc chỉ có Paracetamol, không kèm các dược chất khác. Liều dùng phù hợp với cân nặng của con, ví dụ: dưới 10kg mua loại 80mg, 10-15kg mua loại 125/150mg, 20-25kg mua loại 250mg/300mg

 Mua sẵn cả dạng viên đạn và để sẵn vào ngăn mát tủ lạnh. Viên đạn phổ biến là 80mg, 300mg, 150mg. Nhớ là có thể cắt bớt viên đạn trước khi đặt để chuẩn liều.

 Liều dùng: 12 mg/kg/lần. Khoảng cách giữa 2 lần dùng là 4-6 tiếng. Quá nửa số trẻ sốt cao khó hạ là do cho uống thiếu liều.

Nếu trẻ nôn, quấy khó uống hoặc sốt khi đang ngủ, nên đút đít viên đạn với liều phù hợp (nếu thừa, hãy ước lượng để cắt bớt viên đạn).

2. Ibuprofen: Tên thương mại phổ biến là Sotstop, Brufen, A.T. Ibuprofen. Hàm lượng hay gặp 100mg/5mL

Ibuprofen không được bác sĩ khuyên dùng ngay từ đầu, chỉ mua để dự phòng sốt cao khó hạ trong đại dịch. Vì vậy, cha mẹ không cần mua nhiều, chỉ cần mua 1 lọ hoặc vài ống để dự phòng.

 Liều dùng: 10mg/kg/lần; Khoảng cách giữa 2 lần uống: 6 tiếng

Ngoài ra, cha mẹ đừng quên mua Depakine nếu đã có tiền sử co giật do sốt và được bác sĩ kê đơn Depakin uống trong những ngày sốt.

 Ngoài ra, phụ huynh cần lưu ý, nếu phải dùng xen kẽ, xin nhớ rằng hai thuốc này sẽ cách riêng nhau giữa các liều, không liên quan đến nhau. Lần uống Paracetamol sẽ cách 4h với lần sau uống Paracetamol. Lần uống Ibuprofen sẽ cách 6h với lần sau uống Ibuprofen.

Xử trí khi trẻ sốt cao khó hạ

Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C (hoặc 38 độ C với trẻ mệt quấy hoặc có tiền sử co giật do sốt), bố mẹ hãy cho uống hạ sốt Paracetamol. Bên cạnh đó, chườm ấm nách, bẹn (nếu trẻ không khó chịu khi lau nước).Chờ 30 phút đến 1h đo lại. Nếu trẻ hạ sốt tốt, cần theo dõi tiếp.

Nếu trẻ không hạ hoặc tăng cao hơn, hãy gọi bác sĩ ngay để được tư vấn kịp thời. Nếu không gọi được bác sĩ, hãy cho trẻ uống 1 liều Ibuprofen đúng liều như trên.

Theo dõi thêm 1h rồi đo lại nhiệt độ cho trẻ. Nếu trẻ hạ sốt tốt, theo dõi tiếp, chờ đến sáng gọi lại bác sĩ xin ý kiến. Nếu trẻ không hạ hoặc tăng cao hơn, gọi bác sĩ ngay và chuẩn bị cho trẻ đi bệnh viện.

Xử trí khi trẻ bị co giật…

Cần bình tĩnh đặt con xuống giường hoặc sàn phẳng, tránh ngã, va đập vào đồ vật xung quanh, không ghì giữ trẻ; không nhét tay, đũa, khăn vào miệng trẻ.

Sau khi hết cơn, chú ý cho trẻ nằm nghiêng đề phòng nôn trớ.

Nếu sờ thấy nóng hoặc hơi nóng, đút đít 1 viên đạn Efferalgan (đúng liều) ngay vì sẽ sốt tăng rất nhanh. Phải cho trẻ uống hoặc đút đít thuốc hạ sốt trước khi tới viện

Nếu cơn co giật kéo dài, trẻ tím tái hoặc ngừng thở, cần hà hơi thổi ngạt ép tim ngay và kịp thời đưa trẻ tới bệnh viện (kể cả với trẻ đã có tiền sử co giật do sốt).

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

16/01/2025 | 13:49

Kinhtedothi - Gần đây, số ca mắc cúm, viêm phổi, viêm phế quản do các loại vi khuẩn, virus nhập viện tăng cao, chủ yếu là các bệnh nhi, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền. Đáng nói, nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh, trở nặng, nhập viện muộn.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ