Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Tĩnh: ban hành văn bản tăng cường quản lý, bảo vệ chim di cư

Kinhtedothi - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ chim hoang dã, chim di cư.

Trước đó, báo Kinh tế và Đô thị đăng loạt bài “Hà Tĩnh: nhức nhối nạn săn bắt chim di cư mùa mưa bão (ngày 10/9); Hà Tĩnh: săn bắt chim di cư, nguy cơ xâm hại rừng phòng hộ ven biển (11/9)” và một số tin, bài liên quan.

Nội dung phản ánh tình trạng săn bắt chim di cư diễn ra tràn lan, nhất là tại các vùng ven biển, gây nguy cơ tận diệt các loài chim hoang dã, di cư mùa mưa bão, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường và tiềm ẩn nguy cơ xâm hại rừng phòng hộ ven biển.

Chim cò giả cắm trắng đồng xã ven biển Cương gián, huyện Nghi Xuân để dụ dỗ, bẫy bắt chim di cư 
Lực lượng kiểm lâm Hà Tĩnh tiến hành tháo dỡ, tiêu hủy hàng loạt chim cò giả và các dụng cụ bẫy bắt chim di cư mùa mưa bão

Sau khi báo đăng, chính quyền các địa phương, lực lượng kiểm lâm, công an và các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra, tháo dỡ, tiêu hủy trên 46.000 phương tiện, dụng cụ bẫy bắt chim di cư trái phép.

Ngày 25/9, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành văn bản số 5691 /UBND-NL4 về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ chim hoang dã, chim di cư với nội dung: Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các phòng, ngành chức năng, UBND các xã, phường, thị, trấn, Ban Quản lý các chợ tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về bảo vệ các loài động vật hoang dã, chim di cư đến các tầng lớp Nhân dân.

Tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn không tham gia săn, bắt, mua bán, vận chuyển, giết mổ, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo các loài động vật hoang dã, chim di cư trái pháp luật; không tiếp khách, liên hoan… có sử dụng thực phẩm được chế biến từ chim hoang dã, di cư.

Ngăn chặn săn bắt chim di cư góp phần thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg (ngày 17/5/2022) của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam

Thành lập các đoàn liên nghành kiểm tra, truy quét các địa bàn thường xảy ra tình trạng săn, bắt động vật hoang dã, chim di cư; các khách sạn, nhà hàng, quán ăn có kinh doanh dịch vụ ăn uống, các chợ, điểm mua, bán động vật hoang dã, chim di cư trên địa bàn. Từ đó phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ các công cụ, dụng cụ, thiết bị săn, bẫy, bắt chim hoang dã, di cư và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật…

Chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường tuần tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ chim hoang dã, di cư; theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện tại các địa phương, đơn vị, kịp thời báo cáo UBND tỉnh những địa phương, đơn vị không thực hiện nghiêm túc, để xảy ra tình trạng săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, chế biến... trái pháp luật chim hoang dã, di cư trên địa bàn.

Lực lượng kiểm lâm và các cơ quan chức năng ở tỉnh Hà Tĩnh tập trung vào cuộc quyết liệt ngăn chặn săn bắt chim di cư mùa mưa bão

Được biết, ngày 27/9 Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh đã ban hành văn bản số 767 /KL-TTPC về việc tập trung thực hiện các nội dung chỉ đạo của cấp trên về công tác quản lý bảo vệ chim hoang dã, chim di cư. Trong đó chú trọng tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ các công cụ, thiết bị săn, bẫy, bắt chim hoang dã, di cư và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ