Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Tĩnh: chủ động cung cấp nước sinh hoạt trong mùa nắng nóng

Kinhtedothi – Mùa nắng nóng, các địa phương, đơn vị ở tỉnh Hà Tĩnh đang chủ động triển khai nhiều phương án cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Năm 2023, nắng nóng gay gắt, kéo dài, nhiều hồ chứa nước ở thị xã Hồng Lĩnh bị cạn kiệt. Trong đó, riêng dịp cuối tháng 8 đầu tháng 9, hồ Thiên Tượng (dung tích 850.000m3 nước) nơi cung cấp nguồn nước thô cho nhà máy bị cạn trơ đáy khiến hàng nghìn hộ dân rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt cục bộ dài ngày.

Hồ Thiên Tượng cạn trơ đáy, việc cấp nước của Chi nhánh cấp nước Hồng Lĩnh bị gián đoạn nhiều ngày (ảnh chụp tháng 9/2023)
Hàng nghìn hộ dân ở thị xã Hồng Lĩnh phải sử dụng nước ứng cứu từ nhiều nơi chuyển về mới có thể ổn định cuộc sống, sinh hoạt (ảnh chụp tháng 9/2023) 

Còn năm nay,  thời tiết thuận lợi hơn, nắng mưa đan xen nên các hồ chứa nước ở thị xã Hồng Lĩnh như: hồ Thiên Tượng, hồ Khe Dọc, hồ Đá Bạc... mực nước đang duy trì ổn định từ khoảng 70-80% dung tích. Điều đó cũng đồng nghĩa là nguy cơ hạn hán thấp, nếu lượng mưa được bổ sung kịp thời.

Trao đổi với phóng viên, Giám đốc Chi nhánh cấp nước Hồng Lĩnh Nguyễn Đình Hải cho biết, đơn vị hiện đang cung cấp nước sinh hoạt cho trên 23.000 khách hàng ở thị xã Hồng Lĩnh, huyện Can Lộc và huyện Nghi Xuân.

“Hiện nay, việc cung cấp nước của nhà máy đang ổn định. Vào mùa nắng nóng, bên cạnh tập trung tuyên truyền người dân sử dụng nước sinh hoạt hợp lý, chúng tôi luôn chủ động bố trí nhân lực, vật lực sẵn sàng ứng phó với các sự cố bất thường của thời tiết, nhất là hạn hán”, ông Nguyễn Đình Hải thông tin.

Nhiều hồ chứa nơi cung cấp nguồn nước thô cho các nhà máy ở tỉnh Hà Tĩnh đạt khoảng 70-80% dung tích thiết kế

Những năm gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, hạn hán xảy ra cục bộ ở nhiều nơi. Tại một số công trình hồ chứa nơi cung cấp nguồn nước thô cho các nhà máy ở tỉnh Hà Tĩnh đã từng bị cạn trơ đáy, khiến cho chất lượng nguồn nước đầu vào không đảm bảo, thậm chí đôi khi việc cấp nước bị gián đoạn, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

"Bình quân mỗi tháng gia đình tôi sử dụng khoảng 12 - 15m3 nước sinh hoạt. Nước sinh hoạt có vai trò rất quan trọng, chỉ cần mất nước một thời gian ngắn thì việc tắm giặt, nấu nướng trở nên khó khăn hơn. Do vậy, mùa nắng nóng chúng tôi sử dụng nước tiết kiệm, đồng thời chuẩn bị sẵn các dụng cụ dự trữ nước đề phòng sự cố đột xuất", ông Nguyễn Trung Thành ở phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh cho biết.

Nhà máy nước Đá Bạc được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt phục vụ người dân, nhất là dịp cao điểm nắng nóng kéo dài

Theo thống kê của Công ty CP cấp nước Hà Tĩnh, hiện nay đơn vị đang cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 100 nghìn khách hàng. Trong đó có nhiều doanh nghiệp tiêu thụ nước rất lớn ở Khu kinh tế Vũng Áng và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.

“Đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng nước tiết kiệm, chống lãng phí trong mùa nắng nóng. Chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình cấp nước cụ thể và có các phương án sữa chữa, nâng cấp trang thiết bị, phòng ngừa mất nước, mất điện đột xuất hoặc các sự cố thiên tai có thể xảy ra”, đại diện lãnh đạo Công ty CP cấp nước Hà Tĩnh cho biết.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ