Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Tĩnh: Khai hội đánh cá Đồng Hoa

Kinhtedothi - Khi mặt trời vừa ló rạng cũng là lúc người dân lỉnh kỉnh mang theo dụng cụ đánh bắt cá như nơm, vó, lưới… để hòa mình vào không gian lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân gian.

Sáng 14/6, hàng trăm người dân đã đổ về vùng Vực Rào (thôn Nam Viên, xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) để tham dự lễ hội đánh cá Đồng Hoa, (còn gọi là lễ hội đánh Vực) tồn tại gần 300 năm nay.
Từ sáng sớm, nhiều người đã có mặt, chuẩn bị dụng cụ đánh bắt cá từ lưới, nơm, vó... Ngày thường, người dân không được bắt cá tại đầm Vực. Dân làng cắt cử người trông giữ và chỉ cho đánh bắt vào ngày hội được tổ chức mỗi năm một lần. Đến ngày hội, hàng trăm người là thanh niên trai tráng và cả những người lớn tuổi cùng tham dự bắt cá cầu may.
Lễ hội được tổ chức vào khoảng tháng 4 - 5 Âm lịch. Vào ngày này, lý trưởng và các bậc cao niên trong làng lập bàn thờ cúng tế thành hoàng bản thổ tại ngôi miếu cạnh đầm, dưới chân dãy Hồng Lĩnh với diện tích khoảng 30ha. Đây là khu vực có nhiều loại cá nước ngọt sinh sống.
Họ dùng đủ các loại dụng cụ từ lưới, nơm, vó, lưới quét... để bắt cá. Tương truyền nếu người nào bắt được nhiều cá to thì sẽ gặp nhiều may mắn, mùa màng bội thu trong suốt năm.

Ông Nguyễn Văn Dũng (56 tuổi, xã Xuân Yên), nói rằng năm nào ông cũng tham gia lễ hội truyền thống này với mong bắt được cá lớn, mang nhiều may mắn. ''Năm trước tôi bắt được nhiều cá lóc, cá chép lớn còn năm nay sau hơn một giờ vẫn chưa bắt được nhiều'', ông Dũng cho biết.

Nhiều người chọn vùng nước sát bờ. Theo họ lúc hàng trăm người cùng đánh bắt cá giữa đồng vực thì cá lớn sẽ động nước và bơi vào gần bờ, nơi nhiều cây cỏ để ấn náu. Lúc này chỉ việc chờ và úp nơm.
Người lớn đánh bắt được nhiều loại cá như cá lóc, cá chép, cá trắm. Trẻ nhỏ thì đánh lưới bắt các loại cá rô phi, cá diếc.

Lễ hội diễn ra vui vẻ với số lượng người tham gia đông gấp đôi năm ngoái. Sau hơn 3 giờ hò hét, dùng đủ dụng cụ, nhiều người trở về sớm với chiến lợi phẩm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ