Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hai cơn bão tương tự Noru từng khiến 104 người chết và mất tích

Kinhtedothi - Vào năm 2006 và 2009, hai cơn bão với cường độ tương tự bão Noru (bão số 4 năm 2022) đã đổ bộ đất liền khu vực miền Trung - Tây Nguyên của Việt Nam, gây thiệt hại hết sức nặng nề về người và tài sản.

Vào tháng 9/2006, bão Xangsane (cơn bão số 6) đã đổ bộ vào Đà Nẵng - Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất ghi nhận được là 38m/s (cấp 13), giật cấp 14 (44m/s). Cơn bão đã gây mưa rất lớn tại khu vực Nghệ An - Quảng Ngãi, với lượng mưa từ 200 - 300mm; riêng Quảng Bình - Thừa Thiên Huế từ 300 - 400mm.

Bão số 6 (Xangsane) đã khiến 76 người bị chết và mất tích, 532 người khác bị thương. Cùng với đó là gần 350.000 ngôi nhà bị hư hỏng khiến hàng vạn gia đình không còn nơi nương tựa. Cơn bão mạnh cũng khiến gần 1.000 tàu thuyền bị chìm, hư hỏng. Cơ sở hạ tầng nhiều tỉnh miền Trung thiệt hại nặng nề.

Bão Ketsana gây ngập lụt nghiêm trọng tại Thừa Thiên Huế vào năm 2009.

Đến tháng 10/2009, khu vực miền Trung tiếp tục đón nhận một cơn bão rất mạnh khác có tên quốc tế là Ketsana (cơn bão số 9). Tâm bão hướng vào Quảng Nam - Quảng Ngãi. Sức gió đo được tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) ở cấp 11 (32m/s), giật cấp 14 (44m/2).

Tại các tỉnh miền Trung đã có mưa rất to, đơn cử như: Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi 400 - 600mm, Gia Lai và Kon Tum 200 - 400mm… Cơn bão đã khiến ít nhất 28 người chết và mất tích, 629 người bị thương; hơn 280.000 ngôi nhà bị hư hỏng, cuốn trôi và gần 295.000 nhà dân bị ngập nước kéo dài.

Có thể thấy, 2 cơn bão với cường độ khi tiệm cận đất liền dao động ở cấp 13 từng xảy ra vào năm 2006 và 2009 đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho các tỉnh, TP khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đây cũng được xem là 2 trận bão có sức tàn phá lớn nhất trong lịch sử 20 năm từng đổ bộ vào khu vực Trung Trung Bộ.

Đường đi của bão số 4 (bão Noru).

Liên quan đến bão Noru (cơn bão số 4), Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN&MT) Trần Hồng Thái cho biết sau khi vượt qua Philippines, bão suy yếu 1 - 2 cấp do ảnh hưởng ma sát với địa hình. Tuy nhiên sau khi vào biển Đông, bão số 4 đã tăng cấp trở lại.

“Cường độ mạnh nhất của bão số 4 dự kiến ở cấp 13 - 14, giật cấp 16, khi bão đi qua vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa. Khi vào gần bờ, cường độ bão duy trì ở cường độ cấp 13. Đất liền sẽ chịu ảnh hưởng của bão ở cấp 12 - 13, giật cấp 14…” - ông Trần Hồng Thái cho biết thêm.

Đại diện cơ quan khí tượng thuỷ văn cũng nhận định từ chiều và đêm ngày 27/9, bão số 4 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. Do ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Biển Đông sẽ có sóng biển cao 5 - 7m, vùng tâm bão 8 - 10m. Khu vực ven biển Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi, nước dâng 0,8 - 1,2m; trong một kịch bản cực đoan, nước biển có thể dâng cao đến 1,4 - 1,8m. Nguy cơ ngập lụt tại vùng trũng thấp ven biển, cửa sông các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ