Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hải Dương: cần giải pháp để cải tạo các hồ chứa nước phục vụ thuỷ lợi

Kinhtedothi - Các hồ chứa nước thuỷ lợi tại TP Chí Linh đa phần được xây dựng từ những năm 1960 trở về trước nên các hạng mục công trình đơn giản, lạc hậu, xuống cấp. Quá trình sử dụng trên 90% số hồ chưa được nạo vét nên không có nhiều khả năng tích trữ nước theo thiết kế.

Vẫn còn nhiều bất cập

Trước đó, vào năm 2016 các hồ chứa tại Chí Linh từng bị hạn hán, do bồi lắng xâm lấn. Do các hồ được xây dựng từ những năm 1960 trở về trước nên các hạng mục công trình đơn giản, lạc hậu, xuống cấp. Quá trình sử dụng trên 90% số hồ chưa được nạo vét nên không có nhiều khả năng tích trữ nước theo thiết kế.

Hồ Phú Lợi, TP Chí Linh bị hiện tượng bồi lắng nhiều năm rộng tới vài chục m tính từ mép đường. Ảnh Vĩnh Quân

Được biết tại địa bàn phường Bến Tắm hiện có 16 hồ đập thuỷ lợi. Riêng hồ Bến Tắm ngoài rộng khoảng 25 ha, là nơi cung cấp nguồn nước cho 145 ha lúa và hàng trăm cây ăn quả tại địa phương. Nhưng đa phần các hồ bị xuống cấp gây mất an toàn vào mùa mưa lũ và thiếu nước vào mùa khô. Đối với hồ Vễn tại xã Lê Lợi nơi cung cấp nguồn nước chủ yếu cho địa phương nhưng lòng hồ bị bồi lắng từ 1 đến 1,5m nên trữ lượng nước không nhiều.

Vẫn tái diễn tình trạng người dân lấn chiếm quây lưới để chăn nuôi gà vịt tại hồ Vễn, TP Chí Linh, Hải Dương. Ảnh Vĩnh Quân

Ông Nguyễn Văn Bột, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hải Dương cho biết, Công ty trực tiếp quản lý vận hành 8 hồ chứa nước thuỷ lợi nên thường xuyên phải kiểm tra, giám sát. Việc bảo vệ các công trình thuỷ lợi, vận hành điều tiết nước là nhiệm vụ quan trọng của Công ty. Nếu phát hiện vụ việc vi phạm tại các hồ Công ty đều thông báo cho chính quyền địa phương và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền, phía Công ty không có thẩm quyền xử phạt.

Bên cạnh đó, Công ty thường xuyên quản lý bảo vệ, khuyến cáo người dân sử dụng nước tiết kiệm, bởi nguồn nước trong hồ là rất quý; vào mùa khô không cho nước rò rỉ ra ngoài để cung cấp đủ nước cho người dân. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng Công ty đã xây dựng, ban hành xong quy trình vận hành các công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền của công ty gồm 122 trạm bơm, 2 hồ chứa; ký cam kết không vi phạm công trình thủy lợi 38 tuyến kênh với 2.546 tổ chức, cá nhân…

Nhìn xa không còn là hình ảnh hồ Phú Lợi chứa nước thuỷ lợi do tái diễn tình trạng lấn chiếm của người dân quanh khu vực. Ảnh Vĩnh Quân

Muốn nạo vét lòng hồ cần có kinh phí

Lí giải vì sao hơn 60 năm qua các hồ chứa nước thuỷ lợi chưa một lần được nạo vét do hiện tượng bồi lắng tự nhiên, chưa kể đến việc các mép hồ bị xói mòn, cây cỏ hoang dại mọc cao quá đầu người. Một lãnh đạo UBND TP Chí Linh cho rằng hiện ở Chí Linh có một số hồ được hỗ trợ nâng cấp sửa chữa theo chương trình tổ chức phi chính phủ (WB8). Còn lại có một số hồ được sửa chữa nhưng trên thực tế chưa bài bản.

Bên cạnh đó, tình trạng người dân xâm lấn để cơi nới trồng cây là có. Hơn nữa thực tế hiện nay mực nước trong hồ càng ngày càng xuống thấp nên cứ bồi lắng đến đâu thì người dân lấn chiếm và canh tác đến đó để trồng cây dẫn tới lòng hồ bị thu hẹp. Nhưng do phân cấp về quản lý nên chế tài xử phạt đối với những hộ vi phạm cũng rất khó. Đối với việc nhiều năm qua các hồ chưa được nạo vét, duy tu là vì không có kinh phí chưa kể đến việc vướng thủ tục nên các doanh nghiệp có muốn xã hội hoá để làm cũng vô cùng khó khăn. Vị lãnh đạo này cho biết thêm.

Vẫn còn tình trạng người dân lấn chiếm để trông cây do hồ Vễn bị bồi lắng lâu năm. Ảnh Vĩnh Quân

Ông Nguyễn Văn Bột, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Hải Dương thông tin thêm phía Công ty cũng từng có đề xuất để nâng cấp, cải tạo nhưng nhiều năm qua chưa thể thực hiện được vì liên quan đến cấp phép. Hơn nữa nếu sửa chữa cần rất nhiều kinh phí. Vì thế, qua hàng năm Công ty từng bước nâng cấp từng hạng mục để dần khắc phục những hạn chế cung cấp nước tưới cho người dân mà thôi.

Lòng hồ Phú Lợi bị thu hẹp. Ảnh Vĩnh Quân

Hiện trên toàn tỉnh Hải Dương có 68 hồ chứa nước thuỷ lợi, diện tích lưu vực theo thiết kế khoảng 374 ha, dung tích khoảng 9.583.408 m3. 8 hồ do Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi TP Chí Linh trực tiếp quản lý, vận hành; 60 hồ do HTX dịch vụ nông nghiệp các xã, phường quản lý, vận hành.

 

 

 

 

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ