Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hải Dương thiệt hại nặng nề sau đại dịch Covid – 19

Kinhtedothi - Báo cáo của UBND tỉnh Hải Dương cho thấy, toàn tỉnh đã chuyển sang trạng thái mới vừa phòng chống dịch Covid – 19 vừa thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên ,về các mặt để phát triển của Hải Dương bị thiệt hại nặng nề.

Cụ thể; chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2 ước giảm 39% so với tháng trước và giảm 23,3% so với cùng kỳ năm 2020.
So với tháng 1, tháng 2/2021 do chênh lệch về số ngày sản xuất cùng với ảnh hưởng từ việc phong toả, cách ly một số khu, cụm, địa bàn huyện, thành phố nên sản xuất công nghiệp giảm khá sâu.
Ngành khai khoáng giảm 44,4%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 43,3%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hoà giảm 9,9%; ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải giảm 6,6%.
 Tỉnh Hải Dương chuyển sang trạng thái mới vừa phát triển kinh tế vừa chống dịch Covid - 19
2 tháng đầu năm, nhiều sản phẩm quan trọng của Hải Dương đều có lượng sản xuất giảm.
Chỉ tính từ 16/2 đến nay (thời điểm thực hiện cách ly xã hội), giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 3.664 tỷ đồng, giảm 45,8% so với cùng kỳ trung bình 10 ngày tháng 2/2020. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 46,4%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 51,8%.
Cũng trong khoảng thời gian này, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 800 tỷ đồng, giảm 48,65% so với cùng kỳ trung bình 10 ngày tháng 2 năm trước.
Dịch bệnh cũng khiến 750 doanh nghiệp kinh doanh vận tải bị thiệt hại ước trên 500 tỷ đồng.
Các lĩnh vực như: sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, du lịch, vận tải, dịch vụ, bán lẻ... các doanh nghiệp đều đang phải đối mặt với suy giảm về sản xuất, kinh doanh.

Tiêu thụ nông sản trong tháng 2/2021 cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi thị trường nông sản chính của Hải Dương là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh nhưng việc vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa ra ngoài tỉnh gặp khó khăn. Đặc biệt là nông sản xuất khẩu do các tỉnh lân cận áp dụng biện pháp kiểm soát chặt để ngăn chặn lây lan dịch bệnh Covid-19, khiến nhiều lượng nông sản bị tồn ứ.
Trong sản xuất công nghiệp, một số doanh nghiệp đã tàm ngừng hoạt động; một bộ phận các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, tuy nhiên đã gặp rất nhiều khó khăn, có dấu hiệu sản xuất cầm chừng do tiêu thụ sản phẩm hoặc thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu lao động do phải cách ly, lấy mẫu xét nghiệm và gián đoạn trong khâu trung chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất do việc xuất, nhập khẩu hàng hóa qua cảng Hải Phòng gặp khó khăn, ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp.
Các ngành chịu ảnh hưởng lớn (may mặc, da giày, điện tử, nhựa và các ngành tham gia chuỗi giá trị ở nhiều tỉnh, thành phố và quốc gia khác nhau...) đều là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong quy mô công nghiệp của tỉnh Hải Dương.
Đối với các ngành dịch vụ, do tổng cầu giảm, mất nhiều thời gian phục hồi do yếu tố tâm lý và thay đổi hành vi tiêu dùng.
Một số công ty có người lao động bị dịch phải ngừng hoạt động như: Công ty Poyun, Eastech,... trong KCN Cộng Hòa, TP Chí Linh; Công ty Kuroda Kagaku KCN Phúc Điền; Công ty TNHH một thành viên Senying, huyện Ninh Giang; Công ty Xi măng Hoàng Thạch cũng phải tạm dừng, hiện nay công ty đang hoạt động cầm chừng do thiếu nguyên liệu đầu vào; Công ty TNHH Sumidenso, KCN Đại An cũng dừng hoạt động để thực hiện các biện pháp chống dịch và mới cho hoạt động trở lại.
Bên cạnh đó, còn nhiều công ty trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, Kim Thành tuy hoạt động nhưng thiếu lao động. Tính đến ngày 26/2, đã có nhiều công ty hoạt động trở lại, nhưng chưa thể sản xuất bình thường vì thiếu lao động, khó khăn về nguyên liệu...
Ở một diễn biến khác nếu dịch bệnh Covid-19 kéo dài, chắc chắn sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại tiếp tục sẽ bị ảnh hưởng vì cả hoạt động xuất nhập khẩu và các dây truyền sản xuất công nghiệp, nhất là lĩnh vực may mặc, giầy da, điện tử,... sẽ bị suy giảm; ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động.
UBND tỉnh Hải Dương cũng vừa có văn bản đề nghị Bộ Tài chính tạm cấp cho ngân sách Hải Dương 118 tỷ đồng và đề nghị có cơ chế hỗ trợ 633,4 tỷ đồng phục vụ các hoạt động phòng chống dịch COVID-19.
Theo thống kê, kinh phí phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh từ ngày 27/1-2/3 khoảng 917,5 tỷ đồng.
Hải Dương đã huy động 50% kinh phí dự phòng ngân sách địa phương và 70% kinh phí từ Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh năm 2021 cho công tác phòng chống dịch, mua hóa chất khử trùng, chi hỗ trợ người cách ly tập trung tương đương 166,3 tỷ đồng.
Ngân sách địa phương hiện rất khó khăn, năm 2020, Hải Dương hụt thu thường xuyên 1.460 tỷ đồng.
Quý I và quý II.2021 dự kiến thu ngân sách địa phương đạt thấp, không còn nguồn kinh phí để bảo đảm tiếp tục thực hiện thanh toán chi trả cho các đối tượng gặp khó khăn, thanh toán kinh phí phòng chống dịch...

 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ