Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hết thời điện thoại bàn...

Kinhtedothi - Cách đây trên chục năm, tuy sát vách Thủ đô nhưng làng tôi gần như vẫn “mù” về thông tin.

Cả làng mỗi nhà cụ Phan sắm được cái điện thoại bàn, bởi con cháu đi làm ăn xa, phải có cái phương tiện để liên lạc với cha mẹ. Và chiếc điện thoại bàn nhà cụ Phan trở thành “cổng thông tin” của cả làng với… phần còn lại của thế giới!

Ngày đó đám trẻ con gần nhà cụ Phan trở thành “cánh tay nối dài” của chiếc điện thoại, bởi mỗi khi trong Nam - ngoài Bắc có người gọi về, chỉ chúng mới nhanh chân thông báo. Và số điện thoại nhà cụ Phan thì kẻ xa người gần, ai cũng nằm lòng.

Từ ngày có điện thoại, nhà cụ Phan gần như ngày nào cũng có khách. Mà “khách” ở đây là những người “ngồi đồng” để hóng những cuộc gọi của người thân tứ xứ, gia chủ cũng rất vui bởi từ sáng đến đêm khuya, nhà cửa luôn ngập ấm tiếng người.

Ngày đó mỗi khi điện thoại đổ chuông, cụ ông là người luôn có “đặc quyền” bốc máy. Khi nghe rõ đầu dây bên kia muốn gặp ai, sau câu “kinh điển” là: Chờ chút nhé, cụ mới trịnh trọng “ban chuyển” điện thoại cho người cần gặp. Lâu dần cái “đặc quyền” nghe điện thoại được chuyển sang cụ bà, nhưng chỉ một vài tháng sau, giữa ông bà bắt đầu có hiện tượng… đùn đẩy.

Ngày vui vốn chẳng tày gang, cái… háo hức ban đầu dần chuyển sang phiền hà, bởi tuổi đã cao nhưng suốt ngày chẳng mấy khi được ngả lưng vì chiếc điện thoại liên tục “quấy rối”.

Lắm hôm mới bửng mắt đã có người gõ cửa để chờ điện thoại, ông bà lại phải lọc cọc mở cổng. Sau khi nghe điện thoại, người ta cũng ý tứ ngồi ráng lại đôi chút để nói chuyện (đôi khi là thông báo nội dung cuộc gọi), thế là cụ bà thì đun nước pha trà, cụ ông phải hầu chuyện.

Rồi thế sự dần thay đổi, trong làng bắt đầu có thêm vài nhà sắm điện thoại, “tần suất” cuộc gọi về số nhà cụ Phan giảm dần, căn nhà cuối xóm của ông bà cũng thưa kẻ vào, người ra…

Người già đôi khi hay chạnh lòng, cụ Phan bắt đầu cảm nhận được sự buồn, khi suốt ngày nhà cửa vắng hoe, ra ra, vào vào cũng chỉ đôi bóng già làm bạn. Và kể từ ngày có điện thoại, các cụ đâm “siêng” thức khuya dậy sớm. Thời gian trôi đi “khách” nghe nhờ điện thoại giảm dần, nhưng đã thành thói quen, sáng cụ ông vẫn dậy mở cửa, cụ bà đun nước hãm trà như có ý chờ ai đó…

Càng về sau, có khi phải vài ngày mới có người đến nhờ nghe điện thoại. Những lúc như vậy, hai kẻ già như mở cờ trong bụng, bởi nhà cửa có thêm tiếng người, ông bà được mở rộng tầm mắt ra bên ngoài từ những câu chuyện thời sự, thế gian…

Rồi khi điện thoại di động ra đời, công nghệ 2, 3 rồi 4, 5 G xuất hiện, chưa nói đến đám thanh niên, ngay cả lứa sồn sồn trong làng, ai cũng sắm di động thì chiếc điện thoại để bàn nhà cụ Phan hoàn toàn… mất khách.

Thoảng khi có đám, người ta mới tạt qua để mời, hoặc giả ngày rằm, ngày giỗ, Tết con cháu về thăm, ngôi nhà cụ Phan mới “xôm” lên được vài khoảng khắc. Sau đó không khí lại vắng lặng như tờ, thi thoảng căn nhà cuối xóm mới có tiếng chó sủa khi có người lạ đi qua…

Cách đây mấy hôm, vợ chồng anh con cả cụ Phan sắm hẳn cho ông bà chiếc điện thoại thông minh, màn hình rộng. Sau hai ngày hướng dẫn, khi đã tạm biết sử dụng, cụ Phan rút dây, quẳng chiếc điện thoại bàn vào hộc tủ. Thế là chiếc điện thoại bàn cuối cùng của làng tôi “chấm dứt vai trò lịch sử”!

“Vè” rượu!

“Vè” rượu!

Dâu phố!

Dâu phố!

Phấn đấu gần đất...

Phấn đấu gần đất...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trải nghiệm phở

Trải nghiệm phở

30/06/2023 | 14:52

Kinhtedothi - Chẳng phải cao lương mỹ vị và địa phương nào cũng có, nhưng phở là món ngon của Hà thành. Điều này đã được thể hiện qua thơ phú văn chương (thiết nghĩ không cần nhắc lại).

Nhớ một thời lê la rượu “cỏ”!

Nhớ một thời lê la rượu “cỏ”!

23/06/2023 | 11:11

Kinhtedothi - Lứa chúng tôi tốt nghiệp đại học sau năm 1994, thời đó còn đói kém lắm, ăn còn bữa đực bữa cái, lấy đâu ra tiền mà nhậu nhẹt…

Mùa khoe...

Mùa khoe...

18/06/2023 | 14:53

Kinhtedothi - Còn nhớ hồi còn tá túc ở con ngõ ven sông Tô Lịch, Hà Nội, tôi từng nghe ông lão chủ nhà khoe: "Dù tao đông con, gia đình nghèo nhưng mấy thằng con trai không trộm cắp, nghiện ngập"…

Nhận “gà”!

Nhận “gà”!

09/06/2023 | 16:51

kinhtedothi - Dù đã nhận lời xin lỗi, nhưng ông Thanh vẫn còn ấm ức vì chuyện con rể đón trượt thì ít, mà bực cánh xe ôm ngoài bến thì nhiều.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ